Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Tầm nhìn đến năm 2045 trong việc thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thế nào?
- Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới gồm những gì?
- Nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
NÓNG: Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng đã có Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024 triển khai thực hiện Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
Theo đó, mục tiêu Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đến năm 2030 như sau:
- Mục tiêu chung
Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ XHCN; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, nền văn hoá và uy tín của tỉnh; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”;
- Mục tiêu cụ thể
+ Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nêu gương của toàn Đảng bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ Lãnh đạo Sở có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược. Tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn, trong sạch, vững mạnh toàn diện.
+ Phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận trong cơ quan, củng cố, nâng cao niềm tin của công chức, viên chức và lao động đối với Đảng ủy và tập thể Lãnh đạo Sở; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công chức, viên chức và lao động; tăng cường đoàn kết trong các phòng, đơn vị thuộc Sở.
Từ đó, góp phần tăng cường đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Thường xuyên đôn đốc, triển khai đến công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc quy định về văn hóa công sở, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ;
+ Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Tăng cường chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gắn kết chặt chẽ với công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Phối hợp với Công đoàn cơ sở và Đoàn Cơ sở Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hoạt động nhằm khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống dựng nước, giữ nước kiên cường bất khuất của các dân tộc Việt Nam trong công chức, viên chức và lao động của Sở, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Xem Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024 tại đây: tải
Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao? (Hình từ Internet)
Tầm nhìn đến năm 2045 trong việc thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024 nêu rõ tầm nhìn đến năm 2045 trong việc thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như sau:
- Tiếp tục phát huy vai trò của công chức, viên chức và lao động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; triển khai thực hiện hiệu quả đường lối quốc phòng toàn dân.
- Thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ của Sở, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu và thường xuyên.
- Triển khai thực hiện tốt chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá.
Tích cực, chủ động tham gia hội nhập quốc tế sâurộng, hiệu quả, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, bình đẳng, tôn trọng, hợp tác, cùng có lợi, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, phát triển. Chủ động thực hiện công tác đối ngoại của Sở.
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới gồm những gì?
Tại Mục III Kế hoạch 1625/KH-STNMT năm 2024 nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới gồm:
- Tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
- Tham gia tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ XHCN và quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh
- Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
- Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?
Theo Mục III Nghị quyết 43-NQ/TW 2023 đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và Nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Hoàn thiện chủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước;
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của Nhân dân;
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước;
- Tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?