Nghị định của Chính phủ do ai ký ban hành? Chức vụ, họ tên của người ký ban hành được trình bày thế nào?
Nghị định của Chính phủ do ai ký ban hành?
Thẩm quyền ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP) như sau:
Trình bày chữ ký văn bản
1. Đối với nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thay mặt Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ký ban hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành và phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước từ “Chính phủ”, “Hội đồng Thẩm phán” và “Ủy ban nhân dân”.
Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành và phải ghi chữ “TM.” trước chữ “Chính phủ”, “Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước thì Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Đối với thông tư liên tịch quy định tại khoản 8a Điều 4 của Luật thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cùng ký ban hành.
Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.
Trường hợp cấp phó ký thay văn bản thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” (ký thay) vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
...
Theo quy định nêu trên thì đối với Nghị định của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký ban hành.
Nghị định của Chính phủ do ai ký ban hành? Chức vụ, họ tên của người ký ban hành được trình bày thế nào? (Hình từ Internet)
Chức vụ, họ tên của người ký ban hành Nghị định của Chính phủ được trình bày thế nào?
Chức vụ, họ tên của người ký ban hành Nghị định của Chính phủ được trình bày theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
- Chức vụ, họ tên của người ký ban hành Nghị định của Chính phủ phải được thể hiện đầy đủ trong văn bản.
- Các chữ viết tắt “TM.”, “KT.” hoặc “Q.” (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt ở giữa, cân đối so với quyền hạn, chức vụ của người ký.
Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng Anh không?
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài được căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.
Các văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
1. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.
...
Theo quy định nêu trên thì Nghị định của Chính phủ có thể được dịch ra tiếng Anh nếu Nghị định được ban hành để thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?