Nghị định 84/2023/NĐ-CP áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar và Philippines từ 01/12/2023?
Nghị định 84/2023/NĐ-CP áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar và Philippines?
Ngày 01/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 129/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 – 2027.
Theo đó, Nghị định đã bổ sung một số điều của Nghị định 129/2022/NĐ-CP như sau:
Bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027
1. Bổ sung vào cuối điểm a của khoản 3 Điều 3 như sau:
“từ ngày 04 tháng 3 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 đối với Cộng hoà Liên bang Mi-an-ma;”
2. Bổ sung vào cuối điểm b của khoản 3 Điều 3 như sau:
“từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với Cộng hoà Liên bang Mi-an-ma; từ ngày 02 tháng 6 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 đối với Cộng hoà Phi-líp-pin;”
3. Bổ sung điểm n và điểm o vào sau điểm m của khoản 2 Điều 4 như sau:
“n) Cộng hoà Liên bang Mi-an-ma;
o) Cộng hoà Phi-líp-pin.”
Như vậy, theo quy định trên thì Việt Nam chính thức thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP.
Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Cộng hoà Liên bang Myanmar và đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 04/3/2022, đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Cộng hoà Philippines và đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 02/6/2023 đến trước ngày 01/12/2023, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất RCEP theo quy định tại Nghị định 84/2023/NĐ-CP và Nghị định 129/2022/NĐ-CP và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Nghị định 84/2023/NĐ-CP áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar và Philippines từ 01/12/2023? (Hình từ Internet)
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp điện RCEP là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 129/2022/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 84/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất RCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định RCEP, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ sau:
a) Bru-nây Đa-rút-xa-lam;
b) Vương quốc Cam-pu-chia;
c) Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
d) Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;
đ) Ma-lay-xi-a;
e) Cộng hoà Xinh-ga-po;
g) Vương quốc Thái Lan;
h) Ôt-xtrây-lia;
i) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc);
k) Đại hàn Dân Quốc (Hàn Quốc);
l) Nhật Bản;
m) Niu Di-lân.
n) Cộng hoà Liên bang Mi-an-ma;
o) Cộng hoà Phi-líp-pin.
3. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định RCEP và quy định hiện hành của pháp luật.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất RCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Quy định về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định 129/2022/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 129/2022/NĐ-CP như sau:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
1. Hàng hóa nhập khẩu từ một nước thành viên của Hiệp định RCEP (bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam) nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này và không có mức thuế suất RCEP khác nhau giữa các Phụ lục Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này thì được áp dụng mức thuế suất RCEP tại Phụ lục Biểu thuế dành cho nước thành viên đó.
2. Hàng hóa nhập khẩu từ một nước thành viên của Hiệp định RCEP (bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam) nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này và có mức thuế suất RCEP khác nhau giữa các Phụ lục Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này thì mức thuế suất RCEP áp dụng như sau:
a) Mức thuế suất tại Phụ lục Biểu thuế dành cho nước thành viên được xác định là nước xuất xứ theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Trường hợp không áp dụng điểm a khoản này, người nhập khẩu được kê khai theo một trong các mức thuế suất RCEP dưới đây:
- Mức thuế suất cao nhất tại các Phụ lục Biểu thuế áp dụng cho cùng hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên của Hiệp định RCEP (bao gồm khu phi thuế quan của Việt Nam) có đóng góp nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu, với điều kiện người nhập khẩu chứng minh được thông tin kê khai;
- Mức thuế suất cao nhất tại các Phụ lục Biểu thuế áp dụng cho cùng hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên của Hiệp định RCEP (bao gồm khu phi thuế quan của Việt Nam).
Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?