Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh?
Ngày 18/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 07/2014/NĐ-CP.
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định 07/2014/NĐ-CP như sau:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban;
b) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng ban thường trực;
c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác), Phó Trưởng ban;
d) Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực;
đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có), Thành viên;
e) Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên;
g) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên;
h) Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
i) Giám đốc Sở Y tế, Thành viên;
k) Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên;
l) Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên;
m) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên;
n) Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên;
o) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành viên;
p) Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có), Thành viên;
q) Giám đốc Cảng hàng không (nếu có), Thành viên;
r) Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có), Thành viên;
s) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng, Thành viên;
t) Các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo.
Theo đó, thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Điều 5 Nghị định 07/2014/NĐ-CP bao gồm:
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
...
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng ban;
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng ban;
- Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên;
- Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên;
- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
- Giám đốc Sở Y tế, Thành viên;
- Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên;
- Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phụ trách công tác an ninh, Thành viên thường trực;
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác), Thành viên.
...
Như vậy, khoản 1 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm các chức danh sau vào thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có)
- Giám đốc Sở Công Thương
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có)
- Giám đốc Cảng hàng không (nếu có)
- Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có)
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng
Bên cạnh đó, thay đổi chức danh Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác) từ thành viên thành phó trưởng ban.
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 07/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố 2013
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao.
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 07/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP quy định về chế độ hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố như sau:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua các cuộc họp định kỳ, đột xuất hoặc thông qua lấy ý kiến bằng văn bản. Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có trách nhiệm ban hành và thực hiện quy chế hoạt động của mình.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. Trường hợp Trưởng ban Chỉ đạo vắng mặt hoặc ủy quyền, Phó Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
- Giao Bộ trưởng Bộ Công an thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan, đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ, ngành mình.
* Lưu ý: Nghị định 62/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?