Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thế nào?
Phạm vi điều chỉnh Nghị định 33/2024/NĐ-CP gồm những gì?
Ngày 27 tháng 3 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học như sau:
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vị điều chỉnh
Nghị định này quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học (sau đây gọi tắt là Công ước Cấm vũ khí hóa học) trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
1 Các quy định chung về việc thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học.
2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ hóa chất Bảng; sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF.
3. Báo cáo hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF.
4. Các quy định về thanh sát và thanh tra, kiểm tra.
5. Quản lý nhà nước về hóa chất Bảng, hóa chất DOC, DOC-PSF.
Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 33/2024/NĐ-CP cũng làm rõ nội dung phạm vi điều chỉnh này như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí hóa học được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học bao gồm các loại sau đây, riêng biệt hoặc trong tổ hợp:
a) Các hóa chất độc và tiền chất của chúng, trừ trường hợp được sử dụng cho những mục đích không bị cấm theo Công ước Cấm vũ khí hóa học với số lượng và chủng loại phù hợp với các mục đích đó;
b) Đạn dược và thiết bị được thiết kế chuyện biệt để gây tử vong hoặc gây tác hại khác thông qua độc tính của các hóa chất độc nêu tại điểm a khoản này. Độc tính của các hóa chất có thể phát sinh khi sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị này;
c) Bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế chuyên dụng, trực tiếp liên quan đến sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị nêu tại điểm b khoản này.
...
4. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước Cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục.
...
6. Hóa chất hữu cơ riêng biệt (hóa chât DOC) được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxit, sunfua của các hợp chất này và các cacbonat kim loại, được phân biệt bởi tên, công thức cấu tạo (nếu có) hoặc số đăng ký CAS (nêu có) của hóa chất đó. Hóa chất DOC-PSF được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
...
17. Thanh sát quốc tế được định nghĩa theo Công ước Cấm vũ khí hóa học là cuộc kiểm tra tại chỗ do Tổ chức Công ước tiến hành tại một cơ sở hóa chất thuộc diện bị thanh sát đã được Quốc gia thành viên báo cáo với Tổ chức Công ước nhằm xác nhận sự phù hợp của thông tin đã báo cáo và chứng nhận việc tuân thủ các quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học tại cơ sở nêu trên.
a) Thanh sát ban đầu là cuộc thanh sát đầu tiên của Tổ chức Công ước đối với một cơ sở hóa chất bất kỳ thuộc diện bị thanh sát;
...
Như vậy, Nghị định 33/2024/NĐ-CP điều chỉnh các nội dung về:
- Thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học (các hóa chất độc và tiền chất của chúng, đạn dược và thiết bị được thiết kế chuyện biệt để gây tử vong hoặc gây tác hại khác, bất kỳ loại trang thiết bị nào được thiết kế chuyên dụng, trực tiếp liên quan đến sử dụng các loại đạn dược và/hoặc thiết bị nêu trên);
- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến, sử dụng, tàng trữ, báo cáo và quản lý nhà nước về hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học, Hóa chất hữu cơ riêng biệt, hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.
- Các quy định về thanh sát và thanh tra, kiểm tra.
Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thế nào?
Nghị định 33/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực thi hành?
Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
2 Nghị định này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật; điểm, khoản, điều của các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
a) Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triền, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
...
Như vậy, Nghị định 33/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng được cấp trước 19/5/2024 có cần làm thủ tục cấp lại không?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 33/2024/NĐ-CP thì Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng được cấp trước 19/5/2024 tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết hạn ghi trong Giấy phép mà không cần thực hiện thủ tục cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?
- Tải mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh mới nhất hiện nay? Hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm nào?
- Cách viết mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ? Tải về mẫu hợp đồng lao động?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không? Đối tượng nộp thuế môn bài là ai?