Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới như thế nào?
Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới?
Ngày 08/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị định này:
Theo đó, tại Điều 1 Nghị định 139/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự (sau đây gọi chung là xe cơ giới); quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.”.
Theo như quy định trên, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 139/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 30/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự, ); quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Theo đó, Nghị định 30/2023/NĐ-CP có sửa đổi một số điểm nổi bật sau đây:
- Cho phép huy động đơn vị đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ kiểm định xe cơ giới
- Sửa đổi điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm
- Các trường hợp đơn vị đăng kiểm bị tạm đình chỉ 1 tháng, 3 tháng
Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm được thay đổi ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (sau đây viết tắt là Nghị định số 139/2018/NĐ-CP)
....
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
Điều 7. Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định này.”.
So với quy đinh tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện về nhân lực
Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Theo như quy định trên, Nghị định 30/2023/NĐ-CP đã bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm, đồng thời sửa đổi về điều kiện nhân lực.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận:
- Bộ phận lãnh đạo
- Bộ phận kiểm định
- Bộ phận văn phòng
Điều kiện nhân lực của đơn vị đăng kiểm:
- Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đầy đủ điều kiện:
+ Được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị.
+ Phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao hoặc đăng kiểm viên đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng.
- Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định
- Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định ( quy định cũ tối thiểu 03 đăng kiểm viên)
- Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc nhận, trả, lưu trữ hồ sơ, nhập dữ liệu, tra cứu, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xe cơ giới vào kiểm định, in kết quả kiểm định và thực hiện các nghiệp vụ văn phòng khác theo sự phân công của đơn vị đăng kiểm
Nghị định 30/2023/NĐ-CP có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 6 năm 2023.
Theo như quy định trên, Nghị định 30/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay là 08 tháng 6 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?