Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
Ngày 21 tháng 11 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2024/NĐ-CP TẢI VỀ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
Cụ thể, Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo là bụi, khí thải công nghiệp xả ra môi trường phải được xử lý của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung cấp phép về xả khí thải (cơ sở xả khí thải).
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là các cơ sở xả khí thải gồm:
- Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên
- Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết);
- Cơ sở lọc, hoá dầu;
- Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than;
- Nhà máy nhiệt điện;
- Cơ sở sản xuất xi măng;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các cơ sở trên.
Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 như sau:
(1) Đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải:
- Mức thu phí cố định (f): 3.000.000 đồng/năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì mức thu phí tính cho 01 quý là f/4.
Trường hợp cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (5/1/2025) hoặc cơ sở xả khí thải đang hoạt động trước ngày 5/1/2025: số phí phải nộp = (f/12) x thời gian tính phí (tháng).
Trong đó, thời gian tính phí là thời gian kể từ tháng tiếp theo của tháng Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải đang hoạt động) hoặc tháng bắt đầu đi vào hoạt động (áp dụng đối với cơ sở xả khí thải mới đi vào hoạt động kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành) đến hết quý hoặc hết năm.
(2) Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải
- Mức thu phí cố định (f): 3.000.000 đồng/năm. Trường hợp người nộp phí nộp theo quý thì mức thu phí tính cho 01 quý là f/4.
- Mức thu phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải như sau: Bụi và NOx (gồm N02 và NO) là 800 đồng/tấn; SOx là 700 đồng/tấn; CO là 500 đồng/tấn.
- Tại mỗi dòng khí thải của cơ sở xả khí thải, nồng độ một chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải có giá trị trung bình (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn 30% so với nồng độ chất đó được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức thu phí biến đổi đối với chất đó bằng 75% số phí phải nộp tính theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong dòng khí thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
- Tại mỗi dòng khí thải của cơ sở xả khí thải, nồng độ một chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải có giá trị trung bình (tính trong kỳ nộp phí) thấp hơn từ 30% trở lên so với nồng độ chất đó được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương (nếu có): Mức thu phí biến đổi đối với chất đó bằng 50% số phí phải nộp tính theo công thức xác định số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong dòng khí thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.
Căn cứ để xác định mức thu phí quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này là kết quả quan trắc khí thải (tự động, liên tục hoặc định kỳ) và quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải hoặc quy định của chính quyền địa phương về nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải (nếu có).
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong hoạt động bảo vệ môi trường, có các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 11 năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?
- Điện mặt trời mái nhà là gì? Có được sử dụng tấm quang điện đã qua sử dụng khi đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?