Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội là như thế nào? Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội khi nào được xem là năm tròn?
Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội là như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP giải thích về ngày truyền thống như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Như vậy, Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội là ngày đánh dấu sự ra đời hình thành cũng như sự phát triển của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và ngành Tuyên huấn Quân đội nói riêng (11/5/1946 - 11/05/2024).
* Tính đến 2024 thì Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội đã được 78 năm.
Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội khi nào được xem là năm tròn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP giải thích về năm tròn, năm khác như sau:
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, năm tròn được hiểu là năm có chữ số cuối cùng là "0" còn năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Bên cạnh đó, dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Vì ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội được tính từ ngày thành lập tức ngày 11/5/1946 tính đến 2024 thì Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội đã được 78 năm.
Như vậy, ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội đã được 78 năm, cho nên sẽ tổ chức theo quy định năm khác.
* Lưu ý: vì kỷ niệm theo quy định "năm khác" cho nên sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm trong ngày này.
Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội là như thế nào? Ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội khi nào được xem là năm tròn? (Hình từ Internet)
Các hoạt động kỷ niệm trong ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội phải đảm bảo những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có nêu về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống sẽ phải:
(1) Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
(2) Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
(4) Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Như vậy, các hoạt động kỷ niệm trong ngày Truyền thống ngành Tuyên huấn Quân đội phải đảm bảo theo nguyên tắc tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm. Kèm theo đó là một số nguyên tắc tổ chức khác tại nguyên tắc (2) và (3).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?