Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?

Cho tôi hỏi: Năm 2024, ngày Trái đất vào ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì? Thắc mắc của anh T.T.P.T ở Bến Tre.

Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái Đất (Earth Day) được biết đến là sự kiện vận động mọi người nâng cao nhận thức về các giá trị của môi trường trên Trái Đất. Đồng thời, đây là thời điểm để mọi người hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường, ngăn chặn các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra trên toàn thế giới do Liên Hợp Quốc phát động vào ngày 22/4 hàng năm.

Vậy ngày Trái Đất năm 2024 là ngày nào? Vào năm 2024, ngày Trái Đất diễn ra vào thứ 4 (nhằm ngày 22/04/2024).

Dưới đây là các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất 2024 có thể tham khảo như sau:

(1) Dọn dẹp nhựa trong khu dân cư hoặc công viên nơi bạn sống;

(2) Trồng cây

(3) Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và hạn chế sử dụng hoát chất trong khu vườn

(4) Tiết kiệm nước

(5) Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi túi nhựa phân hủy

(6) Sử dụng nguồn năng lượng nước sạch, năng lượng tự nhiên

(7) Tăng cường rau củ quả trong chế độ ăn

(8) Tắt các thiết bị khi không cần thiết sử dụng

Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì? (Hình từ internet)

Bảo vệ môi trường là gì?

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhà nước có các chính sách gì về bảo vệ môi trường?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nhà nước có các chính sách về bảo vệ môi trường như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời tại quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có các nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Ngày Trái đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?
Pháp luật
Ngày Trái Đất là gì? Khác biệt giữa Ngày Trái Đất với Giờ Trái đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của Ngày Trái đất là gì? Chủ đề Ngày Trái đất qua các năm ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Trái đất
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,947 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Trái đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Trái đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào