Ngày Trái Đất là gì? Khác biệt giữa Ngày Trái Đất với Giờ Trái đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Ngày Trái Đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Ngày Trái Đất là gì?
Ngày Trái đất (Earth Day - 22/4) là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 3499/QĐ-BTNMT năm 2017 về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về tuyên truyền, truyền thông về tài nguyên và môi trường trong các Nghị quyết liên tịch, Chương trình, Quy chế phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông.
7. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Đất ngập nước thế giới, Ngày Trái đất, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và các sự kiện quốc gia, quốc tế khác về tài nguyên và môi trường ở trong và ngoài nước theo phân công của Bộ trưởng.
8. Tổ chức Giải thưởng Môi trường Việt Nam, Liên hoan phim môi trường toàn quốc, Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các cuộc thi, triển lãm, giải thưởng khác về tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng; tổ chức xét chọn và trình cơ quan có thẩm quyền tôn vinh các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích đóng góp cho sự nghiệp tài nguyên và môi trường.
...
Như vậy, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường là cơ quan có nhiệm vụ chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái đất theo quy định.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 3499/QĐ-BTNMT năm 2017 thì:
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn về truyền thông tài nguyên và môi trường.
Ngày Trái Đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất? (Hình từ Internet)
Khác biệt giữa Ngày Trái Đất với Giờ Trái đất là gì?
Giờ Trái đất (Earth Hour) là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới.
Theo đó, WWF khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong vòng 60 phút.
Hằng năm, Giờ Trái đất diễn ra từ 20h30 – 21h30 (giờ địa phương) tối thứ Bảy cuối cùng của tháng 3.
Còn Ngày Trái đất (Earth Day) là ngày vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu, nhằm ngày 22 tháng 4 hằng năm.
Lưu ý: Ngày Trái đất (Earth Day) không thuộc các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 nên vào ngày này người lao động vẫn đi làm bình thường.
Trong hoạt động bảo vệ môi trường cần phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì trong hoạt động bảo vệ môi trường cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?