Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là ngày nào theo quy định hiện nay?
- Có thể thực hiện khoản vay nước ngoài thông qua hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm hay không?
- Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là ngày nào?
- Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm theo quy định cũ có sự thay đổi nội dung so với văn bản đăng ký thì có phải đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước không?
Có thể thực hiện khoản vay nước ngoài thông qua hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về khoản vay nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
...
Theo đó, khoản vay nước ngoài có thể được thực hiện theo hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm và được Chỉnh phủ bảo lãnh.
Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là ngày nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là ngày nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài như sau:
Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó:
a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán;
c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
...
Theo quy định trên thì khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm gồm 2 ngày sau:
(1) Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
(2) Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm theo quy định cũ có sự thay đổi nội dung so với văn bản đăng ký thì có phải đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước không?
Căn cứ khoản 1 Điều 51 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định về việc thực hiện các khoản vay theo quy định cũ như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Trường hợp phát sinh các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Trong trường hợp có các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký thì ên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được vay vốn từ cá nhân ngoài doanh nghiệp không?
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?