Ngày Gia đình Việt Nam ra đời năm nào? Gia đình là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em đúng không?
- Ngày Gia đình Việt Nam ra đời năm nào? Gia đình là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em đúng không?
- Tổ chức Ngày gia đình Việt Nam trong Tháng hành động vì trẻ em nhằm mục đích gì?
- Cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình như thế nào?
Ngày Gia đình Việt Nam ra đời năm nào? Gia đình là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em đúng không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 72/2001/QĐ-TTg về Ngày Gia đình Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành:
Điều 1. Lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam.
Theo đó, Ngày Gia đình Việt Nam chính thức ra đời vào năm 2001.
Đồng thời, tại Điều 2 Quyết định 72/2001/QĐ-TTg đã khẳng định:
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày Gia đình Việt Nam được tổ chức thống nhất trong toàn quốc.
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo tổ chức thực hiện những hoạt động thích hợp với một chủ đề cụ thể và thiết thực, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc".
Ngày Gia đình Việt Nam ra đời năm nào? Gia đình là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em đúng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức Ngày gia đình Việt Nam trong Tháng hành động vì trẻ em nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Chỉ thị 55-CT/TW năm 2000 tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì:
Để đảm bảo cho thế hệ trẻ Việt Nam được phát triển toàn diện, giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
Chủ động phòng ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực mới đối với trẻ em trong bối cảnh hiện nay, thì một trong các công việc các cấp uỷ đảng ở cơ sở cần lãnh đạo thực hiện tốt đó chính là việc:
Hàng năm, tổ chức "Ngày gia đình" trong Tháng hành động vì trẻ em (từ 15-5 đến 30-6), nhằm thúc đẩy phong trào toàn xã hội xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc, nuôi dạy con tốt.
Theo Chỉ thị 55-CT/TW năm 2000 thì việc xây dựng gia đình bền vững, hạnh phúc là một mục tiêu quan trọng.
Do đó, cấp uỷ đảng ở cơ sở cần lãnh đạo thực hiện tốt công việc:
- Đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em.
- Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận của mình trước gia đình và xã hội.
- Xây dựng tình làng, nghĩa xóm, khuyến khích các gia đình giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cháu, đỡ đầu trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.
- Giúp đỡ tạo việc làm cho các gia đình có trẻ em khó khăn.
- Đảng viên phải gương mẫu xây dựng gia đình hoà thuận, nuôi dạy con tốt.
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các ngành, đoàn thể để giáo dục trẻ em, nhất là đối với những trường hợp cá biệt; chú trọng giáo dục cho trẻ em tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, những giá trị văn hoá, đạo đức, truyền thống cách mạng của dân tộc và của mỗi địa phương.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Trẻ em 2016 thì:
Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.
Cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 75 Luật Trẻ em 2016 về bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình thì:
Cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
(1) Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình.
(2) Tạo Điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
(3) Tạo Điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em.
(4) Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?