Ngày 7 tháng 9 năm 1945 là ngày gì đối với Đài Tiếng nói Việt Nam? Đài Tiếng nói Việt Nam có phải là VOV hay không?
Ngày 7 tháng 9 năm 1945 là ngày gì đối với Đài Tiếng nói Việt Nam? Có phải là lễ lớn trong năm không?
Đài Tiếng nói Việt Nam được ra đời vào ngày 7/9/1945 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn kháng chiến, Đài Phát thanh gần như là cơ quan báo chí duy nhất có sức lan tỏa trong đời sống xã hội, khơi dậy lòng yêu nước, tạo nên sức mạnh vô song chiến thắng kẻ thù.
Đến nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã trở thành cơ quan truyền thông đa loại hình, đa phương tiện hiện đại, vững mạnh; giữ vững vị thế là cơ quan báo chí chủ lực, quan trọng của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn tin yêu của nhân dân trong và ngoài nước.
Và cũng theo Thông báo 246/TB-VPCP năm 2021 thì ngày 7 tháng 9 năm 1945 là ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày thàng lập Đài Tiếng nói Việt Nam 7 tháng 9 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngày 7 tháng 9 năm 1945 là ngày gì đối với Đài Tiếng nói Việt Nam? Đài Tiếng nói Việt Nam có phải là VOV hay không? (Hình từ Internet)
Đài Tiếng nói Việt Nam có phải là VOV hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 92/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh và các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện khác.
2. Đài Tiếng nói Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TNVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.
3. Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy Đài Tiếng nói Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Voice of Vietnam, viết tắt là VOV.
Cũng theo quy định trên, Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài phát thanh quốc gia, cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực của nước ta hiện nay.
Đài Tiếng nói Việt Nam có thể thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 92/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
5. Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
7. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Tiếng nói Việt Nam để sản xuất nội dung; truyền dẫn tín hiệu trên hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng; phát sóng trên phương thức phát thanh mặt đất và vệ tinh; cung cấp trên nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam và nền tảng số khác các chương trình, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Tiếng nói Việt Nam theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp có đặc thù riêng, Đài Tiếng nói Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam.
...
Như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam có quyền thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có đặc thù riêng, Đài Tiếng nói Việt Nam đề xuất và phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về cơ chế tự chủ tài chính đặc thù của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?