Ngày 24 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 24 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
Ngày 24 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch?
Theo lịch Vạn niên 2024:
Như vậy, ngày 24 tháng 12 năm 2024 là ngày 24 tháng 11 âm lịch năm 2024.
Theo đó, ngày 24 tháng 12 hằng năm được gọi là Lễ Vọng Giáng Sinh, đây là đêm trước của ngày Lễ Giáng Sinh chính thức (25/12).
Vào đêm 24 tháng 12, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
Theo truyền thống Kitô giáo, Chúa Jesus sinh ra vào lúc nửa đêm. Do đó, người ta tổ chức lễ vọng vào đêm trước để chào mừng sự kiện này.
Đêm 24 tháng 12 - Lễ Vọng Giáng Sinh cũng là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, bạn bè và tận hưởng không khí Giáng Sinh ấm áp.
Lưu ý: Tại Điều 10 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Thông tin về ngày 24 tháng 12 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 24 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 24 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động? (hình từ internet)
Ngày 24 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
Ngày nghỉ lễ, tết của người lao động được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu theo quy định thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ, tết nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, ngày 24 tháng 12 không phải là ngày nghỉ lễ của người lao động.
Tuy nhiên, nếu giáng sinh rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm trong ngày 24 tháng 12 hoặc người lao động có thể sử dụng phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương để nghỉ làm vào ngày 12 tháng 12 theo quy định tại 113 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?