Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là ngày gì đối với Liên hợp quốc? Thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp nào?
Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là ngày gì đối với Liên hợp quốc?
Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một ngày kỷ niệm sự thành lập chính thức của Liên Hợp Quốc. Năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 24 tháng 10 là ngày kỷ niệm Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Theo quy định tại Lời chú thích được nêu tại Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 như sau:
Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26-6-1945 ở thành phố San Francisco trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945. Qui chế Toà án quốc tế là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.
Những điểm sửa đổi trong Điều 23, 27 và 62 của Hiến chương được Đại hội đồng thông qua ngày 17-12-1963 và có hiệu lực từ ngày 31-8-1965. Điểm sửa đổi trong Điều 109 được Đại hội đồng thông qua ngày 20-12-1965 và có hiệu lực từ ngày 12-6-1968.
Điểm sửa đổi trong Điều 23 của Hiến chương tăng thêm số lượng Ủy viên Hội đồng bảo an từ 11 lên 15.
...
Theo đó, Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26-6-1945 ở thành phố San Francisco trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945.
Năm 2024 là kỷ niệm 79 năm ngày Liên Hợp Quốc.
Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là ngày gì đối với Liên hợp quốc? (Hình từ Internet)
Thành viên của Liên hợp quốc phải giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 như sau:
Điều 2: Để đạt được những mục đích nêu ở Điều 1, Liên hợp quốc và các thành viên Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc sau đây:
1. Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.
2. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;
3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.
5. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;
6. Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;
7. Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.
Theo đó, tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý.
Việt Nam có phải thành viên Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc hay không?
Theo Điều 23 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 có quy định như sau:
Điều 23:
1. Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên của Liên hợp quốc: Cộng hoà Trung hoa, Cộng hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Hợp chủng quốc Hoa kỳ là những Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an. Mười thành viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an. Trong việc bầu cử này, trước hết Đại hội đồng lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mức độ thực hiện các mục đích khác của Liên hợp quốc, cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý;
2. Những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an được bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Nhưng ở lần đầu tiên, các Ủy viên không thường trực, sau khi tổng số Ủy viên của Hội đồng bảo an được nâng lên từ 11 đến 15, thì 2 trong số 4 Ủy viên bổ sung sẽ được bầu với nhiệm kỳ 1 năm. Những Ủy viên vừa mãn nhiệm không đước bầu lại ngay;
3. Mỗi Ủy viên của Hội đồng bảo an có một đại diện tại Hội đồng.
Chức năng và quyền hạn
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Hội đồng bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên của Liên hợp quốc: Cộng hoà Trung hoa, Cộng hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết (nay là Liên bang Nga), Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Hợp chủng quốc Hoa kỳ là những Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
10 thành viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an.
Theo đó, Việt Nam không phải thành viên Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam đã 2 lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào nhiệm kỳ năm 2008-2009 và nhiệm kỳ 2020-2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?