Ngày 23 tháng 11 là Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam đúng không? Ý nghĩa của ngày 23 tháng 11 là gì?
- Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam phải không? Ý nghĩa của ngày 23 tháng 11 là gì?
- Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam? Có tổ chức lễ kỷ niệm không?
- Điều kiện, thẩm quyền công nhận Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam là gì?
Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam phải không? Ý nghĩa của ngày 23 tháng 11 là gì?
Ngày 23/11/1945 là cột mốc lịch sử quan trọng của ngành Thanh tra Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL (đã hết hiệu lực) thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt. Đây là tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam hiện nay.
Đồng thời, căn cứ theo Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quyết định:
Điều 1. Lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.
Điều 2. Việc tổ chức “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam” phải bảo đảm những nội dung, yêu cầu sau:
1. Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
2. Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ luật pháp, khơi dậy và phát huy niềm vinh dự, tự hào, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thanh tra.
3. Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Điều 3. Tổng Thanh tra Chính phủ căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 2 của Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Như vậy, kể từ ngày 15/7/2022 (ngày Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022 có hiệu lực) lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là "Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam".
Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam - ngày 23 tháng 11 có ý nghĩa:
-Tôn vinh truyền thống: Khẳng định vai trò quan trọng của ngành Thanh tra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nâng cao nhận thức: Giúp cán bộ, công chức và nhân dân hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Thanh tra.
- Động viên tinh thần: Tạo động lực để đội ngũ Thanh tra không ngừng phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng hình ảnh: Góp phần xây dựng hình ảnh ngành Thanh tra ngày càng chuyên nghiệp, tận tâm.
Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam? Ý nghĩa của ngày 23 tháng 11 là gì? (Hình từ Internet)
Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam? Có tổ chức lễ kỷ niệm không?
Tính đến ngày 23 tháng 11 năm 2024 là Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024)
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Đồng thời, căn cứ Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo quy định thì chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn.
Như vậy, năm 2024 là kỷ niệm 79 năm ngày Truyền thống Thanh tra Việt Nam vì thế không tổ chức lễ kỷ niệm.
Lưu ý: Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
Điều kiện, thẩm quyền công nhận Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống như sau:
Điều kiện, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống
1. Điều kiện công nhận ngày truyền thống
a) Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
b) Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
c) Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
Như vậy, điều kiện để công nhận ngày truyền thống phải đáp ứng 03 điều sau:
- Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
- Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
- Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống thuộc về Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân?
- Giá xăng dầu hôm nay 20 12 2024: Giá xăng tăng trên 21.000 đồng/lít? Giá xăng tăng bao nhiêu?
- Mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi lái xe thì mẹ có bị phạt không khi xe máy cũ mới mua chưa sang tên qua mẹ?
- Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em với một người gần gũi thân thiết? Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học thế nào?
- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại tỉnh nào theo Hướng dẫn 160?