Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì? Lễ Quốc khánh 2 9 có tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia không?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì? Có phải ngày lễ lớn không?
>> Xem thêm: Nghỉ lễ 2 9 có được hưởng lương?
Căn cứ Điều 13 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 13
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
Theo đó, ngày 2 tháng 9 năm 1945 chính là ngày Tuyên ngôn độc lập và cũng là Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945) là một trong các ngày lễ lớn của nước ta.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày gì? Vào ngày 2 tháng 9, người lao động có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Ngày 2 tháng 9, người lao động có được nghỉ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của Bộ Luật lao động thì ngày 2 tháng 9, người lao động được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ.
Theo đó, tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 có hướng dẫn lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cụ thể như sau:
- Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8/2024 đến hết thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 02 ngày nghỉ hằng tuần.
- Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Do đó, đối với người lao động làm việc lại các doanh nghiệp (ngoài nhà nước) sẽ có lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 theo 2 phương án:
+ Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là thứ Bảy và Chủ Nhật thì sẽ nghỉ lễ Quốc khánh 4 ngày (tương tự như công chức, viên chức)
+ Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là chủ Nhật thì sẽ nghỉ lễ Quốc khánh 3 ngày: từ Chủ nhật (ngày 01/9) đến thứ Ba (ngày 03/9).
Lễ Quốc khánh 2 9 có tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia không?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 145/2013/NĐ-CP:
Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
...
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Tổ chức chiêu đãi trọng thể với danh nghĩa mời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Chủ tịch nước đọc diễn văn;
c) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Và Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Theo đó, việc tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia vào ngày Lễ Quốc khánh 2 9 được thực hiện đối với những năm tròn.
Tuy nhiên, Lễ Quốc khánh năm 2024 là kỷ niệm 79 năm (thuộc về năm khác), do đó sẽ không tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?