Ngày 13 tháng 10 là ngày gì của doanh nhân Việt Nam? Lễ kỷ niệm ngày 13 tháng 10 cần được tổ chức như thế nào?
Ngày 13 tháng 10 là ngày gì của doanh nhân Việt Nam?
Theo Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 thì ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
"Ngày Doanh nhân Việt Nam" được thành lập nhằm mục đích phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đây cũng là dịp để cả nước tôn vinh những đóng góp to lớn của các doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời khích lệ tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 13 tháng 10 là ngày gì của doanh nhân Việt Nam? (Hình từ Internet)
Lễ kỷ niệm ngày 13 tháng 10 cần được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 thì việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây :
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Trong năm nay, Ngày Doanh nhân Việt Nam - Ngày 13 tháng 10 sẽ rơi vào Chủ nhật.
Tuy là một ngày có ý nghĩa nhưng ngày 13 tháng 10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam không phải là một trong những ngày lễ của đất nước.
Cụ thể, tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, các ngày nghỉ lễ của người lao động chỉ bao gồm những ngày sau:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài hoạt động với tôn chỉ và mục đích gì?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam hoạt động với tôn chỉ và mục đích sau:
(1) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhằm huy động năng lực của cá nhân và tập thể doanh nghiệp vì lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng và của đất nước Việt Nam.
(2) Tạo môi trường để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội trong và ngoài nước, nhờ đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(3) Liên kết, phối hợp và hỗ trợ các hội viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi góp phần vào sự ổn định, phát triển và thành đạt của các hội viên trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ tại Việt Nam và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc hoạt động của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam còn cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 81/QĐ-BNV năm 2013, cụ thể:
(1) Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về tài chính, tuân thủ luật pháp Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội.
(2) Hiệp hội có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tại các nước có người Việt Nam sinh sống và làm việc. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
(3) Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài là thành viên tập thể của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?