Ngày 11 tháng 12 là ngày sinh của ai? Ngày 11 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 11 tháng 12 là cung gì? Ngày 11 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Đất nước?
Ngày 11 tháng 12 là ngày sinh của ai? Ngày 11 tháng 12 là ngày gì? Ngày 11 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 11 tháng 12 là cung gì? Ngày 11 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?
Ngày 11 tháng 12 là ngày sinh của ai? Ngày 11 tháng 12 là ngày gì? Ngày 11 tháng 12 có sự kiện gì?
(i) Ngày 11 tháng 12 là ngày sinh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (tức ngày 11/12/1724), nguyên quán thôn Văn Xá, làng Liêu Xá huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ngày 21/11/2023, tại phiên họp toàn thể lần thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO đã quyết định vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đưa vào danh sách tổ chức Lễ kỷ niệm cùng với 53 danh nhân và sự kiện của thế giới trong những năm 2024 - 2025. Và trong năm 2024 là năm Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông (1724 - 2024). |
(ii) Ngày 11/12/1993, Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
(iii) Ngày 11 tháng 12 là Ngày Núi Quốc tế (International Mountain Day).
Theo lịch Vạn niên, ngày 11 tháng 12 năm 2024 là Thứ 4 và nhằm ngày 11/11/2024 (Âm lịch) |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 11 tháng 12 là cung gì?
Cung Nhân Mã - Sagittarius, là những người sinh vào khoảng thời gian từ 22/11 đến 21/12. Nhân Mã có hình một cung thủ, tay giương cung tên.
Theo đó, những người sinh vào ngày 11 12 thuộc Cung Nhân Mã.
Ngoài ra, Cung hoàng đạo Ma Kết bao gồm những người có ngày sinh từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1 và được biểu tượng hóa bởi hình ảnh một con dê núi.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 11 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày 11 tháng 12 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Ngày 11 tháng 12 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày 11 tháng 12 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày 11 tháng 12, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Ngày 11 tháng 12 là ngày gì? Ngày 11 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 11 tháng 12 là cung gì? Ngày 11 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Đất nước? (Hình từ Internet)
Ngày 11 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Đất nước?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày 11 tháng 12 không phải ngày lễ lớn của đất nước theo quy định.
07 Chính sách của Nhà nước về lao động?
07 Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể
(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai tự xác định hạng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Mẫu giấy phép nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mới nhất?
- Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu 2025? Không bật đèn xe máy ban đêm bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?
- Người nộp thuế TNCN thay đổi nơi kinh doanh thì có phải đăng ký lại người phụ thuộc không?
- Hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm những gì?