Ngày 10 tháng 9 là ngày truyền thống của các ngành nào? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này?
Ngày 10 tháng 9 là ngày truyền thống của các ngành nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010:
Điều 1
Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam".
Và Điều 1 Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:
Điều 1
Lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”.
Theo các quy định trên, có thể thấy ngày 10 tháng 9 là ngày truyền thống của các ngành sau:
+ Ngày truyền thống ngành Hải quan Việt Nam;
+ Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam.
Ngày 10 tháng 9 là ngày truyền thống của các ngành nào? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 10 tháng 9 không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì, người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào 6 dịp lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 10 tháng 9 không thuộc các ngày mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, nếu người lao động muốn nghỉ làm vào ngày này thì có thể áp dụng 2 cách sau đây:
Cách 1: Xin nghỉ trừ vào phép năm, được hưởng nguyên lương. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. (Theo quy định tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Cách 2: Xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương (Theo quy định tại điều 115 Bộ luật Lao động 2019). Cụ thể:
(1) Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
(2) Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
(3) Ngoài 2 trường hợp trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tổ chức Ngày truyền thống ngành Hải quan Việt Nam và Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam 10/9 cần đảm bảo yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 2236/QĐ-TTg năm 2010 thì việc tổ chức "Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam" hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh phô trương, hình thức;
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức của cán bộ, công chức ngành Hải quan;
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng ngành Hải quan, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 việc tổ chức Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu sau:
- Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
- Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức ngành Thuế.
- Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành Thuế, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?