Ngày 04/01 là Ngày Chữ nổi Thế giới đúng không? Người khuyết tật nhìn được học chữ nổi Braille theo chuẩn nào?
- Ngày 04 tháng 01 hằng năm là Ngày Chữ nổi Thế giới đúng không? Người khuyết tật nhìn được học chữ nổi Braille theo chuẩn nào?
- Quy tắc đọc và viết ô Braille cho người khuyết tật nhìn được quy định ra sao?
- Chính sách của nhà nước trong việc tiếp cận chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn được quy định ra sao?
Ngày 04 tháng 01 hằng năm là Ngày Chữ nổi Thế giới đúng không? Người khuyết tật nhìn được học chữ nổi Braille theo chuẩn nào?
Ngày Chữ nổi Thế giới hay World Braille Day được Liên Hợp Quốc thành lập vào ngày 04 tháng 01 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Cụ thể, Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 04/01/2019.
Theo đó, tại Điều 27 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về việc giáo dục đối với người khuyết tật nói chung và người khuyết tật nhìn nói riêng như sau:
Giáo dục đối với người khuyết tật
1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
3. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Chiếu theo quy định này, người khuyết tật nhìn sẽ được học chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia, cụ thể được đề cập tại Thông tư 15/2019/TT-BGDĐT quy định chuẩn quốc gia về chữ nổi Braille cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngày 04/01 là Ngày Chữ nổi Thế giới đúng không? Người khuyết tật nhìn được học chữ nổi Braille theo chuẩn nào? (hình từ internet)
Quy tắc đọc và viết ô Braille cho người khuyết tật nhìn được quy định ra sao?
Quy tắc đọc và viết ô Braille cho người khuyết tật nhìn được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 15/2019/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Quy tắc đọc ô Braille cho người khuyết tật nhìn
- Một ô Braille gồm có 06 chấm nổi được xếp thành 02 cột dọc và 03 hàng ngang. Mỗi cột dọc có 03 chấm, mỗi hàng ngang có 02 chấm. Các chấm nối được đánh sổ thứ tự như sau: cột dọc trái theo thứ tự từ trên xuống dưới là các chấm 1, 2, 3; cột dọc phải theo thứ tự từ trên xuống dưới là các chấm 4, 5, 6.
- Các tổ hợp chấm khác nhau trong một ô Braille được mã hóa thành các kí tự (con chữ, chữ số, kí hiệu, biểu tượng,...) và trong trường họp cần thiết sẽ kết họp nhiều ô Braille để thể hiện các kí tự chữ in tương ứng bằng chữ nổi Braille.
- Đọc chữ nổi Braille theo chiều từ trái sang phải, lần lượt từng ô Braille cho đến hết dòng. Khi xuống dòng, lại tiếp tục đọc từ ô đầu tiên bên trái cho đến hết dòng.
(2) Quy tắc viết ô Braille cho người khuyết tật nhìn
- Trường hợp viết ô Braille bằng máy chữ và máy tính: viết theo chiều từ trái sang phải như khi đọc.
- Trường họp viết ô Braille bằng bảng và dùi: viết theo chiều từ phải sang trái. Khi đó vị trí các chấm lõm được quy định ngược lại với vị trí chấm nổi: cột dọc phải theo thứ tự từ trên xuống dưới là các chấm 1, 2, 3; cột dọc trái theo thứ tự từ trên xuống dưới là các chấm 4, 5, 6.
Chính sách của nhà nước trong việc tiếp cận chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn được quy định ra sao?
Tại Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Theo đó, nhà nước có những chính sách nhằm hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?
- Mẫu Giấy giới thiệu cử đảng viên hoặc cấp ủy viên đi thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng theo quy định hiện nay?
- Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?
- Lời chúc năm mới bạn bè, đồng nghiệp? Tết Dương lịch tổ chức lễ hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?