Ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành gì? Chương trình học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp gồm bao nhiêu tín chỉ?
- Ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành gì? Chương trình học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp gồm bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau khi ra trường gì?
- Người theo học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp cần phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành gì? Chương trình học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp gồm bao nhiêu tín chỉ?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục B Chương 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH giới thiệu chung về ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng như sau:
(1) Dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành, nghề cung cấp dịch vụ, giải pháp pháp luật trong các lĩnh vực: nghiệp vụ văn phòng dịch vụ pháp lý; tư pháp; hộ tịch; chứng thực; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học xong chương trình trung cấp ngành, nghề Dịch vụ pháp lý có thể làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tư pháp như:
- Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức hành nghề luật sư; các tổ chức hành nghề công chứng; các trung tâm trợ giúp pháp lý;
- Trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng đoàn luật sư; hội luật gia; trung tâm tư vấn hỗ trợ việc làm.
Để hành nghề người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý.
(2) Chương trình học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp gồm 53 tín chỉ.
Ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp là ngành gì? Chương trình học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp gồm bao nhiêu tín chỉ? (hình từ internet)
Người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau khi ra trường gì?
Theo căn cứ tại mục 2 và 3 Mục B Chương 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức và kỹ năng sau đây:
*Trang bị kiến thức
- Trình bày được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Phân biệt được các quan hệ pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cơ bản thuộc các lĩnh vực khác nhau;
- Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;
- Trình bày được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
*Trang bị kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;
- Sử dụng được kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong công việc;
- Phân tích được các nhóm quan hệ pháp luật;
- Tra cứu, cập nhập được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người theo học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp cần phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Theo căn cứ tại mục 4 Mục B Chương 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH người học ngành dịch vụ pháp lý trình độ trung cấp phải:
- Tôn trọng pháp luật, trung thực, chính xác, tỉ mỉ, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;
- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên nhóm;
- Ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn;
- Tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp của ngành Tư pháp nói chung và quy định của ngành, nghề Dịch vụ pháp lý nói riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 57/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như thế nào?
- Nghị định 166/2024 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng xe cơ giới?
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?
- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?