Ngân sách trung ương có phải do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương sử dụng cho các công việc gì?

Tôi thấy các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương chủ yếu là điều hành và chỉ đạo các địa phương thực hiện công việc, nhiệm vụ. Khi xem thời sự tôi cũng thấy TPHCM phải nộp lên ngân sách trung ương 82% còn giữ lại chỉ 18% cho thành phố. Vậy có phải, ngân sách trung ương chủ yếu do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương dùng cho những việc gì?

Ngân sách trung ương là gì?

Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 định nghĩa ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Ngân sách trung ương

Ngân sách trung ương

Ngân sách trung ương có phải do ngân sách từ các địa phương nộp lên không?

Theo Điều 35 Luật Ngân sách nhà nước 2015Điều 13 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định:

- Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

+ Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

+ Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

+ Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia nước chủ nhà, các loại phí, tiền thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

+ Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

+ Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;

+ Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu; không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;

+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

+ Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;

+ Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;

+ Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật;

+ Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương;

+ Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

+ Thu kết dư ngân sách trung ương;

+ Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

+ Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

+ Thuế thu nhập cá nhân;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

+ Thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Đồng thời, Điều 3 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết về các nguồn thu của ngân sách trung ương như sau:

(1) Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu do cơ sở kinh doanh nhập khẩu tiếp tục bán ra trong nước;

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;

- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;

- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập trung ương và doanh nghiệp nhà nước trung ương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.

Số thu phí được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thu, không kể lệ phí môn bài quy định tại điểm g và lệ phí trước bạ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;

- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp mà có vốn của trung ương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc trung ương quản lý;

- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách trung ương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện chủ sở hữu;

- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách trung ương được hưởng theo quy định của pháp luật;

- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của trung ương;

- Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Thu từ quỹ dự trữ tài chính trung ương;

- Thu kết dư ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang của ngân sách trung ương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu ngân sách cấp dưới nộp lên.

(2) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:

- Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (kể cả thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong hoạt động dầu, khí); không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

- Thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Đối với thuế bảo vệ môi trường thu từ xăng dầu sản xuất trong nước, việc xác định số thu phát sinh căn cứ vào sản lượng do doanh nghiệp đầu mối bán ra trên thị trường và tỷ trọng tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước và tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu. Hằng năm, Bộ Tài chính xác định tỷ trọng này.

Qua đó thấy được có nhiều nguồn thu mà ngân sách trung ương hưởng 100% chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách mà các địa phương nộp lên.

Ngân sách trung ương sử dụng cho những việc gì?

Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015, Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CPĐiều 4 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết về các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như sau:

- Chi đầu tư phát triển:

+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của Trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

- Chi dự trữ quốc gia.

- Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trực tiếp quản lý trong các lĩnh vực:

+ Quốc phòng theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

+ An ninh và trật tự an toàn xã hội theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

+ Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm hoạt động đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp; hoạt động các trường phổ thông dân tộc nội trú và các hình thức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng khác;

+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn và các ngành khoa học khác;

+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; vệ sinh an toàn thực phẩm; dân số và gia đình; các hoạt động y tế khác;

+ Sự nghiệp văn hóa thông tin, bao gồm bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử, lưu trữ lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa, thông tin khác;

+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

+ Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia; các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;

+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường, bao gồm hoạt động điều tra, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường và hoạt động bảo vệ môi trường khác;

+ Các hoạt động kinh tế, gồm:

Sự nghiệp giao thông, bao gồm hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm hoạt động, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và hoạt động giao thông khác;

Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn, bao gồm hoạt động phát triển nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; xây dựng nông thôn mới và hoạt động phát triển nông thôn khác;

Sự nghiệp tài nguyên, bao gồm hoạt động điều tra, quản lý đất đai, tài nguyên, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ; đo đạc địa giới hành chính, cắm mốc biên giới và hoạt động quản lý tài nguyên khác;

Quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước thực hiện;

Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao động;

+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, bao gồm:

Hoạt động của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; hệ thống Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước; hoạt động của cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc trung ương quản lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm bảo đảm thực hiện các chế độ đối với người về hưu, mất sức lao động, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp khác do ngân sách trung ương bảo đảm; các chính sách và hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng; các chính sách và hoạt động cứu trợ xã hội; hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; chi phòng chống tệ nạn xã hội, các hoạt động xã hội khác do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ.

- Chi viện trợ.

- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.

- Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.

- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Như vậy, ngân sách trung ương được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau. Chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên khi ngân sách địa phương thiếu hụt thì ngân sách trung ương sẽ tiến hành phân bổ để địa phương cân đối lại ngân sách.

Ngân sách trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương? Quỹ ngân sách trung ương bị thiếu hụt tạm thời thì xử lý sao?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được vay ngân quỹ nhà nước để trả nợ gốc cho các khoản vay của ngân sách trung ương không?
Pháp luật
Kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo nguyên tắc và tiêu chí nào?
Pháp luật
Tổng số chi ngân sách trung ương năm 2023 lên đến 01 triệu tỷ đồng? Ngân sách trung ương năm 2023 được phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được hưởng 100% đối với các khoản thu từ thuế không? Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là các khoản thu nào?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
Pháp luật
Khoản thu nào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có thể hưởng toàn bộ? Thuế thu nhập cá nhân thuộc trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có thể hưởng toàn bộ các khoản thu hay không? Ngân sách trung ương có thể chi để trả lãi vay của Chính phủ không?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có phải do các địa phương nộp lên không? Ngân sách trung ương sử dụng cho các công việc gì?
Pháp luật
Ngân sách trung ương có được vay ngân quỹ nhà nước không? Nếu được thì mức vay ngân quỹ nhà nước là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách trung ương
1,135 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách trung ương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào