Ngân sách nhà nước chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo, quản lý như thế nào?
- Ngân sách nhà nước chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý như thế nào?
- Nguồn chi cho cán bộ lãnh đạo quản lý bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài được bố trí ra sao?
- Quy định về cơ chế chi cho cán bộ lãnh đạo quản lý bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài áp dụng từ ngày nào?
Ngân sách nhà nước chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý như thế nào?
Căn cứ Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
Việc chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý được quy định tại Điều 7 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài
1. Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi cho cá nhân
a) Sinh hoạt phí tại nước ngoài bao gồm tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, chi phí đi lại hàng ngày và đồ dùng học tập. Sinh hoạt phí được cấp theo thời gian học tập thực tế ở nước ngoài (từ ngày nhập học đến ngày kết thúc khóa học nhưng không vượt quá thời gian ghi trong quyết định cử đi đào tạo của Ban Chỉ đạo). Trường hợp vượt quá thời gian quy định do Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc thanh toán sinh hoạt phí cho người học được cấp một lần, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học tập, nghiên cứu của người học;
b) Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài); lệ phí sân bay trong và ngoài nước (nếu có); chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại; tiền công tác phí trong nước (trường hợp phải tập trung tại một địa điểm nhất định để cùng đi hoặc khi đi nước ngoài về mà không thể về nhà kịp trong ngày);
c) Tiền vé máy bay (một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam) trong toàn bộ thời gian đào tạo, bồi dưỡng; trừ trường hợp được phía bạn đài thọ;
d) Chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm khi có dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và chi khác theo quy định (nếu có).
3. Các khoản chi chung cho cả đoàn: Tiền thuê phương tiện trong trường hợp phải quá cảnh (theo hành trình đã được Ban Chỉ đạo phê duyệt); Công hàm; tiền cước hành lý và tài liệu mang theo phục vụ cho khóa bồi dưỡng; tiền điện thoại; tiền mua quà tặng đối ngoại (đối với đoàn có trưởng đoàn cấp thứ trưởng và tương đương trở lên).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nội dung chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý bao gồm:
- Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
- Sinh hoạt phí tại nước ngoài;
- Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe; lệ phí sân bay; chi phí thuê phương tiện đi lại; tiền công tác phí trong nước;
- Tiền vé máy bay;
- Chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm khi có dịch bệnh;
- Chi chung cho cả đoàn: Tiền thuê phương tiện trong trường hợp phải quá cảnh; Công hàm; tiền cước hành lý và tài liệu mang theo phục vụ cho khóa bồi dưỡng; tiền điện thoại; tiền mua quà tặng đối ngoại (đối với đoàn có trưởng đoàn cấp thứ trưởng và tương đương trở lên).
NSNN chi bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo, quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn chi cho cán bộ lãnh đạo quản lý bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài được bố trí ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài
...
4. Các khoản chi quy định tại khoản 1, khoản 2 (trừ lệ phí cấp hộ chiếu, chi phí khám sức khỏe, tiền công tác phí trong nước) và khoản 3 Điều này được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng (kinh phí thực hiện Kết luận số 39-KL/TW). Các khoản chi còn lại quy định tại Điều này do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi trả.
Như vậy, nguồn chi cho cán bộ lãnh đạo quản lý bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài được bố trí như sau:
- Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; chi cho cá nhân; khoản chi chung cho cả đoàn:
Bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng.
- Các khoản chi còn lại: Do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi trả.
Quy định về cơ chế chi cho cán bộ lãnh đạo quản lý bồi dưỡng trung hạn trực tiếp ở nước ngoài áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Như vậy, quy định hỗ trợ chi phí bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Thông tư 42/2023/TT-BTC chính thức áp dụng từ ngày 12/6/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?