Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo các bước nào? Báo cáo nội bộ về đánh giá này gồm các nội dung nào?
Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo các bước nào?
Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo các bước được quy định tại khoản 2 Điều 59 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Việc đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải đảm bảo:
a) Tuân thủ quy định về tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước;
b) Duy trì tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu trong kịch bản hoạt động bình thường và kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Phù hợp với khẩu vị rủi ro và trên cơ sở diễn biến của các rủi ro trọng yếu;
d) Làm cơ sở cho việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Thực hiện định kỳ tối thiểu hằng năm và đột xuất khi có thay đổi về môi trường kinh doanh, các yếu tố có thể tác động đến rủi ro, nguồn vốn dẫn đến không đáp ứng được chỉ tiêu về vốn của khẩu vị rủi ro.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đánh giá nội bộ mức đủ vốn cho tối thiểu 03 năm nhưng không quá 05 năm tiếp theo theo các bước như sau:
a) Thực hiện đo lường rủi ro đối với các loại rủi ro trọng yếu và xác định vốn kinh tế theo kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn để xác định vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi;
c) Xác định vốn mục tiêu, vốn tự có dự kiến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập kế hoạch vốn;
đ) Giám sát về mức đủ vốn để quản lý vốn theo vốn mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch vốn (khi cần thiết);
e) Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo các bước sau:
- Thực hiện đo lường rủi ro đối với các loại rủi ro trọng yếu và xác định vốn kinh tế theo kế hoạch kinh doanh theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn để xác định vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi;
- Xác định vốn mục tiêu, vốn tự có dự kiến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lập kế hoạch vốn;
- Giám sát về mức đủ vốn để quản lý vốn theo vốn mục tiêu và điều chỉnh kế hoạch vốn (khi cần thiết);
- Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo các bước nào? (Hình từ Internet)
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được rà soát khi nào?
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được rà soát theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn
1. Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phải được rà soát định kỳ tối thiểu hằng năm hoặc đột xuất bởi một bộ phận độc lập với bộ phận xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
2. Việc rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tính hợp lý của quy định nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (bao gồm cả cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận);
b) Tính phù hợp giữa khẩu vị rủi ro và kế hoạch kinh doanh, giữa tổng tài sản tính theo rủi ro và các hạn mức rủi ro;
c) Tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu đầu vào;
d) Tính hợp lý của các giả định sử dụng trong kịch bản kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
đ) Tính khả thi của phương án tăng vốn;
e) Đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại được rà soát định kỳ tối thiểu hằng năm hoặc đột xuất bởi một bộ phận độc lập với bộ phận xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại gồm những nội dung nào?
Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 63 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn gồm những nội dung sau:
- Vốn mục tiêu, vốn kinh tế;
- Kết quả kiểm tra sức chịu đựng về vốn;
- Kế hoạch vốn;
- Kết quả phân bổ vốn;
- Kết quả rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo quy định tại Điều 62 Thông tư này;
- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?