Ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc gì nếu chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ?
- Ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc gì nếu chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ?
- Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại có làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không?
- Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ có được thực hiện xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng không?
Ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc gì nếu chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
...
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
b) Đối với trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:
(i) Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
(ii) Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
(iii) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản này.
...
Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thì việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;
- Khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
- Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro
Ngân hàng thương mại hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro.
Ngân hàng thương mại sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc gì nếu chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại có làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
...
4. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.
...
Như vậy, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của ngân hàng thương mại không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ có được thực hiện xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì ngân hàng thương mại mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
- Phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính;
- Phải được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?