Ngân hàng thương mại có được quyền chuyển giao, bán nợ của người vay tiền cho một bên thứ ba hay không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến ngân hàng thương mại về vụ việc gần đây thì là ngân hàng bán khoản nợ lại cho tổ chức, sau đó tổ chức lại gọi điện đòi nợ người vay tiền. Cho tôi hỏi câu hỏi pháp lý liên quan là ngân hàng thương mại có được quyền chuyển giao, bán nợ của người vay tiền cho một bên thứ ba hay không? Tôi rất mong sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Nguyễn Mỹ Loan ở Vũng Tàu.

Ngân hàng thương mại có được quyền chuyển giao nợ của người vay tiền cho bên thứ ba hay không?

Theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Dân sự 2015 về chuyển giao quyền yêu cầu như sau:

Chuyển giao quyền yêu cầu
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.

Theo đó, ngân hàng thương mại có được quyền chuyển giao quyền đòi nợ của người vay tiền cho bên thứ ba, trừ những trường hợp sau:

- Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

- Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Và khi ngân hàng chuyển giao quyền đòi nợ thì bên được chuyển giao trở thành bên có quyền đòi nợ. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên vay tiền.

Lưu ý rằng: Ngân hàng thương mại khi chuyển giao quyền đòi nợ thì phải thông báo bằng văn bản cho bên vay tiền biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp ngân hàng thương mại không thông báo về việc chuyển giao quyền đòi nợ mà phát sinh chi phí cho bên vay tiền thì ngân hàng thương mại phải thanh toán chi phí này.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có được quyền chuyển giao, bán nợ của người vay tiền cho một bên thứ ba hay không? (Hình từ Internet)

Khi chuyển giao nợ thì ngân hàng thương mại có chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của bên vay tiền không?

Căn cứ Điều 367 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu như sau:

Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu
Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định trên, khi chuyển giao nợ thì ngân hàng thương mại không phải chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của bên vay tiền sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngân hàng thương mại được quyền bán nợ của người vay tiền cho bên thứ ba không?

Theo Điều 450 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

Mua bán quyền tài sản
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Như vậy, khi ngân hàng thương mại cho khách hàng vay tiền thì lúc này ngân hàng có quyền tài sản và được quyền bán quyền này (bán nợ của người vay tiền) cho bên thứ ba.

Và khi tiến hành thủ tục bán nợ cho bên thứ ba thì ngân hàng thương mại phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho ngân hàng.

Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp ngân hàng thương mại cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì ngân hàng phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

Ngân hàng thương mại Tải về trọn bộ các văn bản về Ngân hàng thương mại hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng thương mại có các hoạt động nào? Ngân hàng thương mại có được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài không?
Pháp luật
Thông tư 56/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao?
Pháp luật
Giờ làm việc của ngân hàng BIDV từ mấy giờ? Ngân hàng BIDV có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ hay không?
Pháp luật
Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc nào? Quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Hoạt động ngân hàng gồm các hoạt động nào? Tổ chức tín dụng nào được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm ngân hàng thanh toán phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thế nào?
Pháp luật
Ai quyết định phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại theo quy định?
Pháp luật
Ngân hàng quân đội là gì? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Ngân hàng thương mại có bắt buộc phát hành thư bảo lãnh cho bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng thương mại
9,034 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào