Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước với lãi suất bao nhiêu?
- Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước với lãi suất bao nhiêu?
- Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được áp dụng kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
- Cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có được sử dụng cổ phần để làm tài sản bảo đảm không?
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước với lãi suất bao nhiêu?
Theo khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ theo Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
1. Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
a) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
b) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 của Luật này; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng đó phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 và Điều 160 của Luật này. Tổ chức tín dụng thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
3. Tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt:
a) Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
b) Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng thương mại được bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%.
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước với lãi suất bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt được áp dụng kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
...
Như vậy, trường hợp ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng thì Ngân hàng Nhà nước quyết định áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với ngân hàng thương mại.
Cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có được sử dụng cổ phần để làm tài sản bảo đảm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
...
2. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, kể từ ngày ngân hàng thương mại được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không được sử dụng cổ phần của mình để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải báo cáo việc sử dụng cổ phần đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?