Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh là ngân hàng nào? Hồ sơ đăng ký ngân hàng phục vụ gồm những gì?
Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh là ngân hàng nào?
Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng phục vụ
...
2. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch) công bố bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia.
3. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng phục vụ trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch) công bố bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia.
Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh là ngân hàng nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng phục vụ
...
4. Trình tự, thủ tục chấp thuận ngân hàng phục vụ:
a) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được bảo lãnh đăng ký ngân hàng phục vụ với Bộ Tài chính. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Văn bản đề nghị lựa chọn ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh (bản chính);
- Dự thảo Hợp đồng giữa đối tượng được bảo lãnh và Ngân hàng phục vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan (phù hợp với các quy định về trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh và ngân hàng phục vụ tại Nghị định này);
- Tài liệu chứng minh ngân hàng phục vụ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này (tài liệu được công bố chính thức hoặc bản sao có chứng thực).
b) Bộ Tài chính có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối (nêu rõ lý do) bằng văn bản đối với đề xuất ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, theo quy định, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được bảo lãnh đăng ký ngân hàng phục vụ với Bộ Tài chính.
Hồ sơ đăng ký ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh gồm:
(1) Văn bản đề nghị lựa chọn ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh (bản chính);
(2) Dự thảo Hợp đồng giữa đối tượng được bảo lãnh và Ngân hàng phục vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan;
(3) Tài liệu chứng minh ngân hàng phục vụ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 91/2018/NĐ-CP. (tài liệu được công bố chính thức hoặc bản sao có chứng thực).
Ngân hàng phục vụ dự án đầu tư có quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh?
Quyền và trách nhiệm của ngân hàng phục vụđược quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng phục vụ
...
3. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng phục vụ trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
a) Thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán, theo dõi, giám sát tài khoản dự án, rút vốn và trả nợ khoản vay; giám sát tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi được Bộ Tài chính ủy quyền; và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của báo cáo xác nhận do ngân hàng phục vụ phát hành;
b) Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ rút vốn của đối tượng được bảo lãnh phù hợp với hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay đã ký; gửi đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính xác nhận về sự phù hợp trong vòng tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải ngân của đối tượng được bảo lãnh, trước khi đối tượng được bảo lãnh gửi hồ sơ rút vốn cho Bên cho vay;
c) Báo cáo Bộ Tài chính về nguyên nhân và giải pháp xử lý trong trường hợp hồ sơ, chứng từ rút vốn không phù hợp;
d) Khi thực hiện các giao dịch ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
đ) Giám sát số dư tài khoản dự án và báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về việc thực hiện cam kết của đối tượng được bảo lãnh hoặc báo cáo đột xuất khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết; thực hiện việc trích tài khoản dự án theo yêu cầu của Bộ Tài chính để trả nợ trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
e) Được đối tượng được bảo lãnh trả phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng phục vụ và theo thỏa thuận giữa hai bên.
...
Như vậy, theo quy định, trong việc quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng phục vụ dự án đầu tư có các quyền và trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán, theo dõi, giám sát tài khoản dự án, rút vốn và trả nợ khoản vay;
Giám sát tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi được Bộ Tài chính ủy quyền;
Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của báo cáo xác nhận do ngân hàng phục vụ phát hành;
(2) Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ rút vốn của đối tượng được bảo lãnh phù hợp với hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay đã ký;
Gửi đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính xác nhận về sự phù hợp trong vòng tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải ngân của đối tượng được bảo lãnh, trước khi đối tượng được bảo lãnh gửi hồ sơ rút vốn cho Bên cho vay;
(3) Báo cáo Bộ Tài chính về nguyên nhân và giải pháp xử lý trong trường hợp hồ sơ, chứng từ rút vốn không phù hợp;
(4) Khi thực hiện các giao dịch ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
(5) Giám sát số dư tài khoản dự án và báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về việc thực hiện cam kết của đối tượng được bảo lãnh hoặc báo cáo đột xuất khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết;
Thực hiện việc trích tài khoản dự án theo yêu cầu của Bộ Tài chính để trả nợ trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
(6) Được đối tượng được bảo lãnh trả phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng phục vụ và theo thỏa thuận giữa hai bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?