Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB? Câu hỏi của anh P.Y.R đến từ Thái Bình.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì?

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì?

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Phát triển châu Á trong tiếng Anh là the Asian Development Bank, viết tắt là ADB.

Theo Phụ lục III được ban hành kèm theo Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” tại Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 thì:

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được thành lập ngày 22/8/1966 với tôn chỉ hoạt động là xóa đói nghèo, nâng cao chất lượng sống, phát triển bền vững và hài hòa của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.

Chính quyền Sài Gòn là một trong những thành viên tham gia sáng lập Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào năm 1966.

Sau khi thống nhất đất nước, CHXHCN Việt Nam tiếp quản và kế tục chân hội viên của Việt Nam tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) từ năm 1976 đến nay.

Sau một thời gian gián đoạn (1979 - 1992), cùng thời điểm IMF/WB nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam, tháng 10/1993, quan hệ Việt Nam - ADB đã chính thức được nối lại.

Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Việt Nam như thế nào?

Dựa vào Phụ lục III được ban hành kèm theo Đề án “Đẩy mạnh việc tham gia vào các thể chế tài chính - tiền tệ - ngân hàng khu vực và quốc tế” tại Quyết định 2183/QĐ-TTg năm 2016 thì quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Việt Nam như sau:

Công cụ chính của ADB để trợ giúp các nước thành viên đang phát triển là đối thoại chính sách, các hoạt động cho vay, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật.

Căn cứ vào tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm 2 loại:

- Cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF và

- Cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn OCR.

Căn cứ tiêu chí thu nhập và khả năng trả nợ, các nước hội viên vay vốn của ADB được phân thành các nhóm từ A đến C để xác định hình thức vay, trong đó:

- Nhóm A: Gồm các nước thu nhập thấp chỉ vay từ nguồn ADF;

- Nhóm B1: Gồm các nước vay phần lớn nguồn ADF và một phần nguồn OCR;

- Nhóm B2: Gồm các nước vay phần lớn nguồn OCR và một phần nguồn ADF;

- Nhóm C: Gồm các nước chỉ vay từ nguồn OCR.

Việt Nam được vay vốn/được tài trợ thông qua kênh tài trợ cho Chính phủ và kênh ADB tài trợ/đầu tư trực tiếp cho khu vực tư nhân, bao gồm cả những dự án/chương trình của riêng Việt Nam hoặc thông qua cơ chế Phát triển Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (GMS).

Ngoài ra, trong hoạt động hỗ trợ không cần bảo lãnh. Tổng dư nợ và cam kết chưa giải ngân từ các giao dịch không cần bảo lãnh của ADB tại Việt Nam là 1,26 tỉ USD tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2021, chiếm 8,99% tổng danh mục đầu tư cho khu vực tư nhân của ADB.

Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)?

Đối chiếu với quy định tại Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
...
15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.

Như vậy, cơ quan đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng:

- Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng);

- Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

- Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ hay không?
Pháp luật
Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
Pháp luật
Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước được phân loại ra sao? Mã số nhiệm vụ được ghi thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước? Cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ phải có trình độ thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng nhà nước gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Pháp luật
Trong việc quản lý thuế thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
3,966 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào