Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải gửi dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng cho Bộ Tài chính khi nào?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng khi nào?
- Việc phê duyệt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm thuộc thẩm quyền của đối tượng nào?
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với cơ quan nào để dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng khi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm:
Dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm
1. Cơ sở dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm
a) Chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm được Quốc hội phê duyệt;
b) Chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Dự báo về các chi tiêu kinh tế vĩ mô năm kế hoạch;
d) Dự báo cán cân thanh toán của Việt Nam năm kế hoạch;
đ) Dự báo nhu cầu vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong từng thời kỳ khi cần thiết.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác thực hiện rà soát nhu cầu vay nước ngoài của các bên đi vay để dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng năm kế hoạch.
3. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng để Bộ Tài chính tổng hợp xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng chậm nhất đến ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Mục đích của việc gửi dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng hàng năm là để Bộ Tài chính tổng hợp xây dựng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng khi nào? (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm thuộc thẩm quyền của đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh:
Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
1. Phê duyệt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia.
2. Phê duyệt việc thực hiện các biện pháp phù hợp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài của quốc gia.
3. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
4. Quyết định việc phối hợp liên ngành trong công tác quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, việc phê duyệt hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với cơ quan nào để dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng điều kiện vay nước ngoài tự vay, tự trả ngắn, trung, dài hạn trong từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.
5. Theo dõi việc thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
7. Tổng hợp tình hình thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm.
8. Thực hiện các nội dung khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?