Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?

Cho tôi hỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương? Câu hỏi của anh Tùng từ Cà Mau

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay?

Theo Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm 25 đơn vị, trong đó chia thành 02 nhóm chính sau:

(1) Các đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

- Vụ Chính sách tiền tệ.

- Vụ Quản lý ngoại hối.

- Vụ Thanh toán.

- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

- Vụ Dự báo, thống kê.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

- Vụ Kiểm toán nội bộ.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tài chính - Kế toán.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Truyền thông.

- Văn phòng.

- Cục Công nghệ thông tin.

- Cục Phát hành và kho quỹ.

- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

- Cục Quản trị.

- Sở Giao dịch.

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(2) Các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước

- Viện Chiến lược ngân hàng.

- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

- Thời báo Ngân hàng.

- Tạp chí Ngân hàng.

- Học viện Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có phải là cơ quan ngang bộ của Chính phủ hay không?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng:

(1) Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối;

(2) Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ;

(3) Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?

Căn cứ khoản 19 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
18. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:
a) Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;
b) Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.
19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
20. Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số nhiệm vụ và quyền hạn sau:

(1) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;

(2) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

(3) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Pháp luật
Có những hình thức xử lý vi phạm nào đối với người đại diện doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý?
Pháp luật
Cá nhân muốn trở thành người đại diện chủ sở hữu trực tiếp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý thì phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước ban hành Dự thảo Thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ? Đề xuất 07 nhóm điều kiện để cơ cấu lại thời hạn trả nợ?
Pháp luật
Ai lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
2,697 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào