Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để làm gì?
- Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để làm gì?
- Căn cứ vào đâu để phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh?
- Ai có thẩm quyền ký lệnh xuất nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền?
Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để làm gì?
Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để làm gì, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Các quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm:
- Tiền mới in, đúc nhập từ các cơ sở in, đúc tiền;
- Tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ dự trữ phát hành được quản lý ở các kho tiền Trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm:
- Tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành;
- Tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Quỹ nghiệp vụ phát hành được quản lý tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để làm gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh?
Để phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh căn cứ vào quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2012/TT-NHNN về định mức Quỹ nghiệp vụ phát hành như sau:
Định mức Quỹ nghiệp vụ phát hành
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt, diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt, diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không được để tồn quỹ vượt định mức đã được phê duyệt. Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Ai có thẩm quyền ký lệnh xuất nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành tiền?
Thẩm quyền ký lệnh xuất nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2012/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 5.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5.
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành như sau:
Hoạt động xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành
…
3. Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng hư hỏng trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục mới nhất theo quy định?
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?
- Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm những gì? Nội dung đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia?
- Quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự được pháp luật quy định thế nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện như thế nào?