Ngân hàng Nhà nước có được giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối không?
- Ngân hàng Nhà nước có được giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối không?
- Tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch ngoại tệ do ai quyết định?
- Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua hệ thống nào?
Ngân hàng Nhà nước có được giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2021/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Thời gian giao dịch ngoại tệ được quy định tại Điều 11 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Thời gian giao dịch
1. Thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép theo giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào các ngày làm việc trong tuần.
2. Trường hợp phát sinh giao dịch ngoại tệ ngoài thời gian giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức thực hiện các giao dịch thông suốt, an toàn, đảm bảo quản lý rủi ro.
Theo quy định này thì thời gian giao dịch ngoại tệ chính thức của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng được phép theo giờ làm việc hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào các ngày làm việc trong tuần.
Trường hợp phát sinh giao dịch ngoại tệ ngoài thời gian giao dịch nêu trên, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức thực hiện các giao dịch thông suốt, an toàn, đảm bảo quản lý rủi ro.
Như vậy, có thể thấy trong một số trường hợp thì Ngân hàng Nhà nước vẫn có thể giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện giao dịch thông suốt, an toàn, đảm bảo quản lý rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước có được giao dịch ngoại tệ ngoài giờ làm việc hành chính với tổ chức tín dụng hoạt động ngoại hối không? (Hình từ Internet)
Tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch ngoại tệ do ai quyết định?
Tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch ngoại tệ được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền giao dịch, tỷ giá mua, bán và giá mua quyền chọn
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thực hiện giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
2. Tỷ giá mua, tỷ giá bán của từng loại hình giao dịch, giá mua quyền chọn mua, giá mua quyền chọn bán ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Như vậy, theo quy định, tỷ giá mua, bán của từng loại hình giao dịch ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Trong đó, Ngân hàng Nhà nước giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ với tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp thực hiện giao dịch mua, bán Đồng Việt Nam và loại ngoại tệ khác, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng được phép có quan hệ giao dịch ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua hệ thống nào?
Phương tiện giao dịch ngoại tệ được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-NHNN như sau:
Phương tiện và ngôn ngữ giao dịch
1. Ngân hàng Nhà nước giao dịch với tổ chức tín dụng được phép qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Giao dịch ngoại tệ đã được xác nhận trên các phương tiện giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này được coi là cam kết không thay đổi. Trường hợp thay đổi hoặc hủy bỏ phải được hai bên giao dịch thống nhất.
3. Trong trường hợp giao dịch ngoại tệ được thực hiện qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép cần đảm bảo điện thoại phải có chức năng ghi âm, lưu trữ và truy xuất được nội dung thoả thuận giao dịch. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, trong ngày giao dịch, Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng được phép xác nhận lại bằng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử) do cấp có thẩm quyền ký duyệt.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Theo quy định trên thì Ngân hàng Nhà nước giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thông qua hệ thống giao dịch điện tử của hãng Refinitiv, hãng Bloomberg, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện giao dịch khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Lưu ý: Ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch thông qua các phương tiện giao dịch là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?