Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp báo cáo đột xuất không?

Cho tôi hỏi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp báo cáo đột xuất không? Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có chức năng như thế nào? - Câu hỏi của anh Hùng (TP. HCM)

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)

Theo Điều 1 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017, vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau:

Vị trí, chức năng
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước). Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thống đốc) thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối, thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Căn cứ quy định trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có một số chức năng như sau:

- Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối;

- Thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trên địa bàn;

- Thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp báo cáo đột xuất không?

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trên địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật với các nội dung sau:
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.
2. Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; đầu mối tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trong phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.
3. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước.
4. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng (trừ công tác thanh tra đối với các lĩnh vực này).
5. Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi được Thống đốc ủy quyền.
6. Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định.
7. Thực hiện quản lý cấp phép đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô theo ủy quyền của Thống đốc.
8. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi theo thẩm quyền và Quy chế phối hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
9. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác tiếp công dân, công tác giải quyết xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh.
10. Đầu mối thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đầu mối phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương và Đoàn Đại biểu Quốc hội.
11. Đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
12. Yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh. Trong trường hợp cần thiết có quyền đề nghị Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về công tác báo cáo.
....

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung cấp báo cáo đột xuất.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1805/QĐ-NHNN năm 2017 bao gồm:

- Phòng Hành chính - Nhân sự.

- Phòng Tổng hợp.

- Phòng Quản lý ngoại hối - Vàng.

- Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng.

- Phòng Kế toán - Thanh toán.

- Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.

- Phòng Kiểm soát nội bộ.

- Phòng Tin học.

Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
5,720 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào