Ngân hàng mô trước khi lấy mô của người hiến có cần thực hiện kiểm tra các thông số sinh học của người hiến không?

Cho tôi hỏi ngân hàng mô lấy mô từ những nguồn nào? Trước khi tiến hành lấy mô của người hiến, ngân hàng mô có phải thực hiện tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến hay không? Mô sau khi được ngân hàng mô lấy phải được xử lý như thế nào> Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Ngân hàng mô lấy mô từ những nguồn nào?

Theo Điều 5 Nghị định 56/2008/NĐ-CP quy định về các nguồn lấy mô của ngân hàng mô như sau:

Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ các nguồn sau:

- Từ cơ sở y tế có chức năng lấy mô, bộ phận cơ thể người chuyển tới.

- Từ ngân hàng mô khác.

- Từ hợp tác hoặc viện trợ quốc tế.

Ngân hàng mô có cần thực hiện kiểm tra thông số người hiến mô không?

Khi thực hiện lấy mô người hiến, ngân hàng mô cần thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 56/2008/NĐ-CP như sau:

- Lấy mô ở người hiến chết:

+ Việc lấy mô được thực hiện trong phòng mổ, nhà xác hoặc nơi có thi thể của người hiến mô;

+ Trước khi lấy mô, các thiết bị, dụng cụ phục vụ việc lấy mô phải được tiệt trùng theo quy trình vệ sinh chuyên môn của cơ sở y tế; mô được lấy phải bảo đảm vô trùng.

- Lấy mô ở người hiến sống:

+ Việc lấy mô ở người hiến sống được thực hiện tại phòng mổ của cơ sở y tế có đủ điều kiện, chức năng lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;

+ Trước khi lấy mô phải tiến hành tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của cho người hiến theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;

+ Các thiết bị, dụng cụ phục vụ việc lấy mô phải được tiệt trùng; mô được lấy phải bảo đảm vô trùng.

Theo quy định trên, ta thấy ngân hàng mô trước khi tiến hành lấy mô của người hiến mô, bộ phận cơ thể có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học cho người hiến theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô

Thực hiện kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô

Ngân hàng mô xử lý mô được hiến như thế nào?

Quá trình ngân hàng mô xử lý mô được thực hiện theo quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 56/2008/NĐ-CP như sau:

* Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mô sau khi lấy đến ngân hàng mô

- Mô phải được đóng góp ngay sau khi được lấy; được để trong hộp đựng mô vô trùng, được bảo quản bằng hóa chất hoặc dung dịch; được lưu giữ ở nhiệt độ thích hợp và không được phép mở cho đến khi được giao cho ngân hàng mô.

- Hộp đựng mô phải được dán nhãn có tên loại mô; mã số tên của người cho; tên, địa chỉ của cơ sở lấy mô và ngân hàng mô.

* Tiếp nhận mô

- Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ các cơ sở y tế chuyển đến sau khi đã kiểm tra các nội dung sau:

+ Hồ sơ do cơ sở y tế đã lấy mô chuyển đến bao gồm các thông tin về tên người cho; ngày, giờ và nơi thực hiện lấy mô; tên của người trực tiếp lấy mô; loại mô và các thông tin y tế liên quan đến người hiến và mô đã lấy;

+ Sự nguyên vẹn của hộp đựng mô, so sánh nội dung ghi trên nhãn hộp đựng mô với hồ sơ quy định tại điểm a khoản này.

- Mô từ các ngân hàng mô khác hoặc thông qua hoạt động hợp tác quốc tế hoặc có được từ nguồn viện trợ quốc tế chỉ được tiếp nhận sau khi đã kiểm tra các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

* Đánh giá chất lượng và xử lý mô

- Mô trước khi xử lý phải được đánh giá chất lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Các phương pháp xử lý mô bao gồm:

+ Ngâm chất tẩy hoặc dung dịch bảo quản có kháng sinh;

+ Bảo quản lạnh;

+ Đông lạnh;

+ Khử nước hoàn toàn;

+ Chiếu xạ;

+ Tiệt trùng bằng Ethylene Oxide;

+ Đông khô;

+ Các phương pháp xử lý khác.

- Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng, ban hành quy trình xử lý mô thích ứng với từng phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.

* Đóng gói và dán nhãn mô đã qua xử lý

- Mô đã qua xử lý phải được đóng gói riêng và được để trong thùng chứa mô.

- Mỗi sản phẩm mô, thùng hoặc hộp đựng mô phải được dán nhãn với các thông số sau:

+ Loại mô;

+ Tên, địa chỉ ngân hàng mô;

+ Số nhận dạng mô;

+ Ngày hết hạn.

- Mỗi thùng hoặc hộp đựng mô phải có tài liệu đính kèm, bao gồm các nội dung sau:

+ Số lượng, khối lượng hoặc kích thước hoặc những thông số quy định tại khoản 2 Điều này khi cần thiết;

+ Phương pháp xử lý;

+ Số lô, nếu được áp dụng;

+ Các dư chất tiềm năng của hóa chất, dung dịch được đưa thêm vào quá trình xử lý và bảo quản;

+ Các điều kiện lưu giữ được khuyến cáo;

+ Các chỉ định và chống chỉ định cho sử dụng mô khi cần thiết;

+ Các nội dung có liên quan khác.

* Mã hóa thông tin về mô

- Mọi thông tin về nguồn gốc mô phải được mã hóa trên nguyên tắc vô danh; không ghi tên, tuổi, địa chỉ của người hiến; mỗi lần lấy mô của người hiến sẽ được cấp một mã xác định riêng.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mã số cho việc mã hóa thông tin đối với từng ngân hàng mô.

* Lưu giữ mô

- Việc lưu giữ mô phải bảo đảm điều kiện về nhiệt độ, tại khu vực riêng biệt, cách ly hoàn toàn với mô chưa qua xử lý và trong môi trường sạch, không có sự lây nhiễm vi sinh vật.

- Ngân hàng mô phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình lưu giữ mô.

- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể các điều kiện và quy trình lưu giữ mô tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

* Phân phối mô

- Mô trước khi phân phối phải bảo đảm tra cứu được nguồn gốc giữa người cho, người nhận và ngân hàng mô.

- Ngân hàng mô phải có phương tiện chuyên dụng vận chuyển bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng mô trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi mô được tiếp nhận.

Như vậy, mô sau khi được lấy phải được đóng gói, vận chuyển đến ngân hàng mô và ngân hàng mô có trách nhiệm nhận, thực hiện các công tác xử lý mô theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng mô
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngân hàng mô trước khi lấy mô của người hiến có cần thực hiện kiểm tra các thông số sinh học của người hiến không?
Pháp luật
Ngân hàng mô là gì? Để thành lập ngân hàng mô thì tổ chức cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện gì?
Pháp luật
Ngân hàng mô thành lập có cần cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô do Bộ Y tế cấp hay không? Thủ tục thành lập ngân hàng mô được quy định thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng mô được thành lập như thế nào? Ngân hàng mô là cơ sở y tế được tổ chức theo loại hình nào?
Pháp luật
Ngân hàng mô được tổ chức theo những loại hình nào? Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đối với ngân hàng mô được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng mô được tiếp nhận mô từ những nguồn nào? Việc tiếp nhận mô của ngân hàng mô được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng mô
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
583 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng mô
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào