Ngân hàng có quyền tự chủ trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng không? Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng?
Ngân hàng có quyền tự chủ trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-NHNN thì ngân hàng có quyền tự chủ trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Đồng thời, ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, cung ứng các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng của khách hàng nếu thấy không có hiệu quả hoặc không phù hợp với quy định nội bộ của ngân hàng, quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN, tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng có quyền tự chủ trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng không? Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng được quy định thế nào?
Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng được quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
(1) Hoạt động nghiệp vụ thư tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
Khi thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng, ngân hàng phải tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật có liên quan về cấp tín dụng. Các nội dung khác về nghiệp vụ thư tín dụng, ngân hàng thực hiện theo tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
(2) Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng bằng ngoại tệ phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng ngân hàng, các quy định của pháp luật về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phải tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của ngân hàng.
(3) Khi thực hiện thu nợ gốc, lãi và phí bằng ngoại tệ trong nghiệp vụ thư tín dụng, trường hợp khách hàng không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ, khách hàng được mua ngoại tệ tại ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng hoặc tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để trả nợ.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ tại ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng, ngân hàng phải thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng.
Trường hợp khách hàng mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán ngoại tệ phải chuyển số ngoại tệ đó cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng.
Khách hàng phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã bán ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp có nguồn thu bằng ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó có nhu cầu.
(4) Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú, ngân hàng phải tuân thủ quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
(5) Khi thực hiện các nghiệp vụ phát hành, xác nhận, hoàn trả thư tín dụng đối với khách hàng là người không cư trú, ngân hàng không bắt buộc phải mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thu hồi nợ nước ngoài từ nghiệp vụ thư tín dụng.
Trường hợp ngân hàng mở tài khoản chuyên dùng ngoại tệ tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do ngân hàng xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng.
(6) Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng cho khách hàng theo thỏa thuận của các bên không trái với quy định tại Thông tư 21/2024/TT-NHNN, các quy định của pháp luật có liên quan và tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.
(7) Tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về những hành vi bị nghiêm cấm, trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.
Không áp dụng biện pháp bảo đảm khi thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng thì có được không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng
1. Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm khi thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng.
2. Trường hợp thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm, ngân hàng và khách hàng thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và theo quy định nội bộ của ngân hàng.
3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cấp tín dụng cho nghiệp vụ thư tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.
Như vậy, ngân hàng có thể thoả thuận với khách hàng về việc không áp dụng hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm khi thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng.
Lưu ý: Đối với trường hợp thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm, ngân hàng và khách hàng thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và theo quy định nội bộ của ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?