Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp nào? Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm các khoản nào?
Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các khoản nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Thu nhập
1. Thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
- Thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách;
- Thu lãi tiền gửi;
- Thu từ nhận dịch vụ ủy thác cho vay các đối tượng chính sách;
- Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
- Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;
- Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.
b) Thu nhập khác:
- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
- Các khoản thu nhập khác trong hoạt động.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán phải thu đối với các khoản thu nêu tại Khoản 1 Điều này, riêng khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội hạch toán thực thu.
Theo quy định trên, thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
+ Thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách;
+ Thu lãi tiền gửi;
+ Thu từ nhận dịch vụ ủy thác cho vay các đối tượng chính sách;
+ Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
+ Thu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý do ngân sách nhà nước cấp;
+ Thu hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ khác.
- Thu nhập khác:
+ Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
+ Các khoản thu nhập khác trong hoạt động.
Thu chi của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm các khoản chi phí nào?
Theo Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 7, khoản 8 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm:
1. Chi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Chi trả lãi cho số vốn huy động; chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ;
b) Chi phí trả phí dịch vụ cho tổ chức thực hiện ủy thác cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Mức chi trả phí dịch vụ ủy thác do Ngân hàng Chính sách xã hội và tổ chức thực hiện ủy thác cho vay thỏa thuận không vượt quá 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi;
c) Chi trả phí ủy thác cho các Hội đoàn thể và hoa hồng cho các Tổ tiết kiệm vay vốn. Tổng mức chi trả tối đa là 0,125%/tháng tính trên số dư nợ có thu được lãi, tỷ lệ phân chia cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.
d) Chi trả phụ cấp cho Hội đồng quản trị, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, Ban Chuyên gia tư vấn; chi thù lao cho cán bộ cấp xã (phường) theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ giá theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này;
e) Chi phí khác phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ.
2. Chi phí quản lý:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định, mức trích theo quy định chung đối với các doanh nghiệp;
b) Chi tiền lương, tiền công cho cán bộ, nhân viên;
c) Chi bảo hiểm xã hội, y tế, đóng góp kinh phí công đoàn mà Ngân hàng Chính sách xã hội phải đóng góp theo quy định;
d) Chi phí tiền ăn giữa ca cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội, mức chi cho mỗi người không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước;
đ) Chi trang phục giao dịch theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;
e) Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc theo quy định;
g) Chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;
h) Chi công tác phí theo chế độ quy định;
i) Chi phí dịch vụ mua ngoài: như vận chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy tờ in, văn phòng phẩm, công cụ lao động, sửa chữa - bảo dưỡng tài sản cố định, vật tư phòng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm toán, mua bảo hiểm tài sản, thuê tài sản, y tế, vệ sinh cơ quan, xăng dầu, chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học;
k) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ tân, khánh tiết và các khoản chi phí khác. Trong 3 năm đầu mới thành lập, các khoản chi này không quá 7% tổng chi phí mỗi năm và không quá 5% các năm sau đó;
l) Chi phí quản lý khác (bao gồm cả chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định).
Đồng thời, xem thêm quy định tại Điều 11 Thông tư 62/2016/TT-BTC về chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Như vậy, chi phí của Ngân hàng Chính sách xã hội là các khoản phải chi phát sinh trong quá trình hoạt động, bao gồm các chi phí được quy định trên.
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp nào?
Theo Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Quyết định 30/2015/QĐ-TTg quy định như sau:
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo chế độ quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế độ hoá đơn, chứng từ kế toán.
1. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp kế toán dồn tích, riêng đối với khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo phương pháp thực thu. Sau 5 (năm) năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thực hiện hạch toán các khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương pháp kế toán dồn tích. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của các khoản thu, chi; thực hiện các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán.
2. Trường hợp khi chuyển phương pháp hạch toán từ phương pháp hạch toán thực thu, thực chi sang phương pháp dồn tích mà có ảnh hưởng đến thu, chi, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức phí quản lý để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao và trích lập các quỹ theo quy định.
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí theo phương pháp kế toán dồn tích, riêng đối với khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hạch toán theo phương pháp thực thu.
Sau 5 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thực hiện hạch toán các khoản thu lãi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương pháp kế toán dồn tích.
Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của các khoản thu, chi; thực hiện các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?