Ngân hàng Chính sách xã hội cần làm gì nếu số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa?
- Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để làm gì? Việc trích lập Quỹ được tiến hành khi nào?
- Có những nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nào?
- Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội lập được quy định như thế nào?
- Ngân hàng Chính sách xã hội cần làm gì nếu số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa?
Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để làm gì? Việc trích lập Quỹ được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
1. Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật. Việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được tiến hành vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các Khoản nợ không thu hồi được theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, Ngân hàng Chính sách xã hội được lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với dư nợ cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật.
Việc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được tiến hành vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được sử dụng để xử lý các Khoản nợ không thu hồi được theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (Hình từ Internet)
Có những nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
...
2. Nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
2.1. Dự phòng chung được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2.2. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở cân đối thu nhập, chi phí hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
...
Theo đó, nguồn hình thành Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng có những nguồn sau:
- Dự phòng chung được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở cân đối thu nhập, chi phí hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng do Ngân hàng Chính sách xã hội lập được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
...
3. Mức trích Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
3.1. Mức trích dự phòng chung bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm lập dự phòng.
3.2. Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định Khoản trích dự phòng cụ thể trên cơ sở kết quả phân loại nợ, khả năng tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
...
Theo quy định trên, mức trích dự phòng chung bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm lập dự phòng.
Ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định Khoản trích dự phòng cụ thể trên cơ sở kết quả phân loại nợ, khả năng tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội cần làm gì nếu số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC quy định như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro
...
4. Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm trích lập. Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm trích lập.
Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lớn hơn mức tối đa, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.