Nếu sĩ quan quân đội sử dụng ngày nghỉ phép năm để về thăm gia đình thì có được thanh toán lại những khoản tiền xe, đi lại hay không?
Sĩ quan quân đội có được nghỉ phép hàng tuần hay không?
Tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định các chế độ nghỉ của sĩ quan như sau:
"1. Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau:
a) Nghỉ phép hằng năm;
b) Nghỉ phép đặc biệt;
c) Nghỉ ngày lễ, tết;
d) Nghỉ an điều dưỡng;
đ) Nghỉ hằng tuần;
e) Nghỉ chuẩn bị hưu.
2. Trong thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21/02/2012 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2012/TT-BQP)."
Và theo quy định tại Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định:
"Hằng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp."
Như vậy, sĩ quan quân đội, sẽ được nghỉ thứ Bảy, ngày Chủ nhật hàng tuần. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp. Khi nghỉ phép hàng tuần thì vẫn được hưởng nguyên lương.
Sĩ quan quân đội
Theo chế độ thì sĩ quan quân đội được hưởng bao nhiêu ngày nghỉ phép trong năm?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP về quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam:
"1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
b) 05 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
3. Sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.
4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
5. Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè."
Từ đó, tùy thuộc vào số năm công tác và vị trí địa lý mà sẽ có những ngày phép khác nhau.
Nếu sĩ quan quân đội sử dụng ngày nghỉ phép năm để về thăm gia đình thì có được thanh toán lại những khoản tiền xe, đi lại hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2012/TT-BQP quy định về chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm và nghỉ phép đặc biệt như sau:
"1. Nội dung chi và mức thanh toán:
a) Tiền phụ cấp đi đường:
Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường tương ứng với mức phụ cấp theo chế độ công tác phí hiện hành.
b) Tiền phương tiện đi nghỉ phép:
Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thông thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện máy bay; hoặc như đối với tàu hỏa không phải khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, đối vớ ôtô không phải ôtô tắcxi,…), nếu có đủ vé tàu, xe được thanh toán tiền phương tiện đi lại từ cơ quan, đơn vị đến nơi nghỉ phép và ngược lại.
Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, cước qua đò phà cho bản thân, không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. Trường hợp người đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay, tàu hỏa khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, ôtô tắcxi, khi có vé hợp pháp sẽ thanh toán tối đa theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.
Trường hợp đặc biệt, đối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác; hoặc tự túc phương tiện thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền tàu, xe theo giá cước ôtô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi hoặc tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện, giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện hoặc được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo chế độ công tác phí hiện hành.
c) Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép bằng phương tiện của đơn vị hoặc phương tiện do đơn vị thuê thì chỉ được thanh toán tiền phụ cấp đi đường; không được thanh toán tiền phương tiện đi lại.
Trường hợp kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thì chỉ được thanh toán tiền đi phép từ nơi công tác về đến gia đình và ngược lại.
2. Điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh toán:
a) Điều kiện, thời hạn thanh toán:
Tiền phương tiện và phụ cấp đi đường khi nghỉ phép năm chỉ thanh toán cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này mỗi năm một lần (trừ đi phép đặc biệt). Trường hợp vì công việc mà phải lùi thời gian nghỉ phép năm sang đầu quý I của năm sau thì cũng được thanh toán, nhưng cũng chỉ trong phạm vi quý I năm sau.
b) Thủ tục thanh toán:
Ngoài các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người đi nghỉ phép phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:
- Giấy nghỉ phép do cấp có thẩm quyền cấp (có dấu, chữ ký xác nhận của xã, phường nơi nghỉ phép);
- Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 2 khi nghỉ phép phải có đơn và có xác nhận, cụ thể như sau:
+ Trường hợp thân nhân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế hoặc điều trị dài ngày tại nhà phải có giấy ra viện (phôtô, công chứng) hoặc giấy xác nhận, dấu, chữ ký của cơ sở y tế;
+ Trường hợp thân nhân bị chết, hoặc hy sinh phải có giấy chứng tử (bản phô tô, có xác nhận của xã, phường nơi thân nhân cư trú;
+ Trường hợp gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn phải có xác nhận của xã, phường nơi thân nhân cư trú."
Theo đó, sĩ quan quân đội nghỉ phép về thăm gia đình sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại và tiền phụ cấp đi đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?