Nếu loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm thì việc kiểm tra tại chỗ được tiến hành ra sao?
- Nếu loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm thì việc kiểm tra tại chỗ được tiến hành ra sao?
- Trường hợp cá nhân khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm DUS sẽ bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi khảo nghiệm DUS nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành không?
Nếu loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm thì việc kiểm tra tại chỗ được tiến hành ra sao?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 16/2013/TT- BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện
...
4. Kiểm tra tại chỗ
a) Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, tổ chuyên gia đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm DUS ít nhất 01 lần vào thời điểm phù hợp theo tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV hoặc tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành.
b) Nội dung kiểm tra: việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký; việc thực hiện khảo nghiệm; đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất; tính đồng nhất, tính ổn định.
c) Biên bản kiểm tra tại chỗ được lập theo Mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Cục Trồng trọt căn cứ biên bản kiểm tra để thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện.
...
Theo đó, đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, tổ chuyên gia đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm DUS ít nhất 01 lần vào thời điểm phù hợp theo tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV hoặc tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành.
- Nội dung kiểm tra thí nghiệm khảo nghiệm DUS bao gồm:
+ Việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký;
+ Việc thực hiện khảo nghiệm;
+ Đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất;
+ Tính đồng nhất, tính ổn định.
- Biên bản kiểm tra tại chỗ được lập theo Mẫu tại Phụ lục X Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Tải về
- Cục Trồng trọt căn cứ biên bản kiểm tra để thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện.
Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện (hình từ Internet)
Trường hợp cá nhân khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm DUS sẽ bị phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU); khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không duy trì đầy đủ Điều kiện khảo nghiệm như tại thời Điểm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố sai sự thật kết quả khảo nghiệm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Quyết định chỉ định khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định này, trường hợp cá nhân thực hiện khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm DUS sẽ có thể bị phạt hành chính từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi khảo nghiệm DUS nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành không?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành mức phạt tối đa là 10.000.000 mà theo quy định trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt hành chính lên đến 25.000.000 đồng.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi khảo nghiệm DUS nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?