Nếu không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử có thể cử ai điều hành công việc hành chính hàng ngày?
- Nếu không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử có thể cử ai điều hành công việc hành chính hàng ngày?
- Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao có bắt buộc phải là công dân của Nước cử không?
- Cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử một cán bộ ngoại giao không phải người đứng đầu đại diện cho Nước cử đi bên cạnh một tổ chức quốc tế khác không?
Nếu không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử có thể cử ai điều hành công việc hành chính hàng ngày?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nếu chức vị người đứng đầu cơ quan đại diện bị khuyết hoặc nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình thì một đại diện lâm thời sẽ tạm thời là người đứng đầu cơ quan đại diện. Họ tên của đại biện lâm thời đó, hoặc do người đứng đầu cơ quan đại diện, hoặc, nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không làm được, do Bộ Ngoại giao Nước cử đi thông báo cho Bộ ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
2. Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện.
Như vậy, nếu không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện ngoại giao.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao có bắt buộc phải là công dân của Nước cử không?
Căn cứ theo khoản d Điều 1 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
"Các cán bộ ngoại giao" là các thành viên của cơ quan đại diện có hàm ngoại giao;
Và căn cứ theo Điều 8 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Các cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện về nguyên tắc, là công dân Nước cử đi
2. Cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện không thể là công dân của Nước tiếp nhận, trừ khi có sự đồng ý của nước này. Tuy nhiên, Nước tiếp nhận có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào.
3. Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền đó đối với những người là công dân nước thứ ba và không đồng thời là công dân Nước cử đi.
Theo đó, về nguyên tắc thì cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao là công dân Nước cử đi.
Tuy nhiên cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể là công dân của Nước tiếp nhận khi có sự đồng ý của nước này và Nước tiếp nhận có thể huỷ bỏ sự đồng ý đó bất cứ lúc nào.
Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền đó đối với những người là công dân nước thứ ba và không đồng thời là công dân Nước cử đi.
Cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử một cán bộ ngoại giao không phải người đứng đầu đại diện cho Nước cử đi bên cạnh một tổ chức quốc tế khác không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Nước cử đi, sau khi thông báo hợp lệ cho các nước tiếp nhận hữu quan, có thể bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện hoặc cử bất cứ một cán bộ ngoại giao nào, tuỳ theo trường hợp tại một hoặc nhiều nước, trừ khi trong số các nước tiếp nhận có nước phản đối một cách rõ ràng.
2. Nếu Nước cử đi bổ nhiệm một người đứng đầu cơ quan đại diện tại một hay nhiều nước khác thì Nước cử đi có thể lập một cơ quan đại diện ngoại giao do một đại biện lâm thời phụ trách tại mỗi nước, nơi mà người đứng đầu cơ quan đại diện không có trụ sở thường trú.
3. Người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có thể đại diện cho Nước cử đi bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào.
Như vậy, cơ quan đại diện ngoại giao có thể cử bất cứ một cán bộ ngoại giao khác không phải người đứng đầu đại diện cho Nước cử đi bên cạnh một tổ chức quốc tế khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?