Nếu có thông tin tố giác trong bưu phẩm có chứa ma túy thì cơ quan chức năng có tiến hành kiểm tra hay không?
Có thông tin tố giác trong bưu phẩm có chứa ma túy thì cơ quan chức năng có tiến hành kiểm tra hay không?
Căn cứ khoản 4.1 và 4.2 Điều 4 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT
"4. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. Bưu gửi là bưu phẩm, bưu kiện gửi qua mạng bưu chính công cộng.
4.2. Hàng gửi là thư, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng chuyển phát."
Căn cứ kiểm tra bưu phẩm nhằm phát hiện tội phạm về ma túy theo quy định tại Điều 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT được quy định như sau:
Việc ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện khi có một trong các thông tin, tài liệu dưới đây cho rằng trong bưu gửi, hàng gửi có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:
- Tài liệu được phát hiện qua công tác điều tra vụ án về ma tuý và các vụ án khác.
- Thông tin, tài liệu thu được từ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Tin báo, tố giác tội phạm về ma tuý.
Theo đó, có thể thấy trường hợp có tin tố giác liên quan đến tội phạm về ma túy, cụ thể là trong bưu phẩm có chứa ma túy, cơ quan chức năng có thể tiến hành mở và kiểm tra bưu gửi theo quy định của pháp luật.
Nếu có thông tin tố giác trong bưu phẩm có chứa ma túy thì cơ quan chức năng có tiến hành kiểm tra hay không?
Thẩm quyền kiểm tra bưu phẩm nhằm phát hiện tội phạm về ma túy thuộc về tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT, thẩm quyền ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi thuộc về những tổ chức, cá nhân sau:
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an.
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Phòng Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) thuộc Công an cấp tỉnh.
- Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách Cảnh sát.
Trình tự kiểm tra bưu phẩm nhằm phát hiện tội phạm về ma túy thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định từ Điều 1 đến Điều 6 Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BCA-BBCVT về trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra bưu phẩm nhằm phát hiện tội phạm về ma túy cụ thể như sau:
(1) Mở bưu gửi, hàng gửi
Khi có quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, doanh nghiệp phải cử ngay ít nhất hai nhân viên để tiến hành mở bưu gửi, hàng gửi với sự chứng kiến của cán bộ cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp bưu gửi, hàng gửi có nhiều gói thì chỉ mở những gói mà cán bộ cơ quan Công an chuyên trách yêu cầu.
(2) Kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Việc kiểm tra bưu gửi, hàng gửi phải do ít nhất hai cán bộ cơ quan Công an chuyên trách tiến hành với sự chứng kiến của nhân viên doanh nghiệp.
(3) Địa điểm mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
- Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện tại bưu cục gốc, bưu cục phát, cơ sở giao dịch gốc, cơ sở giao dịch phát.
- Trong trường hợp khẩn cấp cần ngăn chặn bưu gửi, hàng gửi có chứa chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đang trên đường vận chuyển thì việc mở và kiểm tra bưu gửi được thực hiện tại bưu cục gần nhất. Việc mở và kiểm tra hàng gửi được thực hiện tại cơ sở giao dịch hoặc trụ sở cơ quan Công an, trụ sở uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) nơi gần nhất.
(4) Chứng kiến việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Ngoài những người nêu tại mục 1, mục 2 phần III của Thông tư này, việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi còn phải có sự chứng kiến của một trong những người nêu tại điểm 4.1 hoặc 4.2 dưới đây:
- Trường hợp mở, kiểm tra tại bưu cục gốc, bưu cục phát, bưu cục gần nhất, cơ sở giao dịch gốc, cơ sở giao dịch phát, cơ sở giao dịch gần nhất:
+ Trưởng bưu cục hoặc người được trưởng bưu cục uỷ quyền.
+ Người đứng đầu cơ sở giao dịch hoặc người được người đứng đầu cơ sở giao dịch uỷ quyền.
+ Người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp uỷ quyền.
- Trường hợp mở, kiểm tra tại trụ sở cơ quan Công an hoặc trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất: đại diện cơ quan Công an hoặc đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mở, kiểm tra hàng gửi.
(5) Biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
- Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi phải được lập thành biên bản. Nội dung biên bản theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thủ tục lập và ký biên bản:
+ Trường hợp những người tiến hành mở, kiểm tra và chứng kiến thống nhất về nội dung biên bản thì cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang. Nếu có ý kiến không thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý kiến không thống nhất phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ tên.
+ Biên bản mở và kiểm tra được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người gửi hoặc người nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp không thông báo thì doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
(6) Xử lý sau khi mở và kiểm tra
- Xử lý các vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
+ Sau khi mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, nếu phát hiện vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì nhân viên doanh nghiệp phải tách riêng chất đó với những đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi và cán bộ cơ quan Công an chuyên trách phải lấy mẫu để giám định. Việc lấy mẫu để giám định phải được ghi vào biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, trong đó nêu rõ đặc điểm, số lượng, khối lượng mẫu được lấy giám định.
+ Nhân viên doanh nghiệp có trách nhiệm đóng gói, niêm phong và bảo quản chất nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Trên niêm phong phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của những người tiến hành và người chứng kiến việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi.
+ Các vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được tạm thời ngừng lưu thông cho đến khi có kết luận giám định. Thời hạn giám định tối đa không quá 7 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu. Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian nêu trên thì Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có văn bản gửi Giám đốc Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực hoặc người đứng đầu doanh nghiệp chuyển phát.
+ Nếu kết luận giám định vật phẩm là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này ra quyết định thu giữ hoặc tạm giữ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Nếu kết luận giám định vật phẩm không phải là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này phải thông báo ngay bằng văn bản để doanh nghiệp tiếp tục lưu thông vật phẩm đó.
- Xử lý các đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi:
+ Các đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi không thuộc loại bị thu giữ, tạm giữ, doanh nghiệp có trách nhiệm gói, bọc và đảm bảo tính nguyên vẹn về số lượng, tình trạng của vật phẩm và tiếp tục cho lưu thông, trừ trường hợp nêu tại điểm c của tiểu mục này.
+ Nếu việc lưu thông đồ vật đó gây cản trở việc điều tra vụ án thì những người có thẩm quyền nêu tại điểm 2.1, điểm 2.2 mục 2 phần II của Thông tư này có quyền ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng lưu thông. Thời gian tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi không quá bẩy ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản yêu cầu.
Trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi để giữ bí mật vụ án thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh có văn bản gửi Giám đốc Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực hoặc người đứng đầu doanh nghiệp chuyển phát.
+ Trường hợp phát hiện đồ vật, tài liệu là vật chứng của vụ án, vật có liên quan đến tội phạm khác hoặc thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này ra quyết định thu giữ hoặc tạm giữ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Cán bộ được giao nhiệm vụ của cơ quan Công an chuyên trách tiến hành thu giữ hoặc tạm giữ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục thu giữ, tạm giữ
+ Việc thi hành quyết định thu giữ hoặc tạm giữ do cán bộ cơ quan Công an chuyên trách và nhân viên doanh nghiệp thực hiện và phải lập thành biên bản theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và có sự chứng kiến của một trong những người nêu tại mục 4 phần III của Thông tư này.
+ Trường hợp những người tiến hành và chứng kiến việc thu giữ, tạm giữ thống nhất về nội dung biên bản thì cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang của biên bản. Nếu có ý kiến không thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý kiến không thống nhất phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ tên.
+ Biên bản thu giữ hoặc tạm giữ được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ một bản, doanh nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người gửi hoặc người nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp không thông báo thì doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?