Nếu cần triệu tập người giám định trong vụ án hình sự đang ở nước ngoài thì xử lý như thế nào? Người giám định có thể đồng thời là thư ký tòa án trong vụ án hình sự không?
Người giám định có thể đồng thời là thư ký tòa án trong vụ án hình sự không?
Nếu cần triệu tập người giám định trong vụ án hình sự đang ở nước ngoài thì xử lý như thế nào? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Theo quy định này, thư ký tòa án là người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự. (1)
Đồng thời căn cứ Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Chiếu theo quy định này, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người giám định trong vụ án hình sự. (2)
Từ (1) và (2) có thể kết luận, người giám định không thể đồng thời là thư ký tòa án trong cùng một vụ án hình sự.
Trong trường hợp thư ký tòa án được phân công làm người giám định trong cùng một vụ án hình sự thì người này phải từ chối hoặc bị thay thế để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc tiến hành tố tụng.
Nếu cần triệu tập người giám định trong vụ án hình sự đang ở nước ngoài thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 496 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam
1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.
2. Theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể cho phép người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có mặt ở nước đã đề nghị để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.
Theo quy định này, trường hợp cần triệu tập người giám định trong vụ án hình sự đang ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho người giám định tại nước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự.
Trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì ai có thẩm quyền đọc quyết định giám định?
Căn cứ Điều 316 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi người giám định như sau:
Hỏi người giám định, người định giá tài sản
1. Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giám định, người định giá tài sản trình bày kết luận của mình về vấn đề được giám định, định giá tài sản. Khi trình bày, người giám định, người định giá tài sản có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, định giá tài sản.
2. Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.
3. Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
4. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại, định giá lại tài sản.
Như vậy, trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, định giá tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?