Nên học công chứng viên hay học luật sư? Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên hoặc luật sư hiện nay?
Luật sư là ai? Tiêu chuẩn để trở thành luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Theo đó, luật sư là người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu.
Căn cứ vào Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn luật sư như sau:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo đó công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghề luật sư và quan thời gian tập sự nghề luật sư, có đủ sức khỏe thì có thể trở thành luật sư.
Nên học công chứng viên hay học luật sư? Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên hoặc luật sư hiện nay?
Khái niệm về công chứng viên? Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Theo đó thì công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm hành nghề công chứng.
Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Như vậy, công dân Việt Nam sẽ được bổ nhiệm công chứng viên khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định nêu trên.
Nên học công chứng viên hay học luật sư?
Hiện nay, nhiều bạn sinh viên luật đang trăn trở về việc sau khi nhận bằng cử nhân luật thì sẽ chọn học luật sư hay học công chứng viên để có thể tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Sau đây là những những cơ sở pháp lý quy định về việc hành nghề công chứng, luật sư:
- Tiêu chuẩn
Như đã đề cập ở những nội dung trên thì Luật sư cần phải trải qua quá trình đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Đối với công chứng viên thì ngoài các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, đào tạo thì để được bổ nhiệm công chứng, cá nhân cần phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
Như vậy, luật sư thì không yêu cầu về thời gian công tác còn công chứng viên thì phải đảm bảo thời gian công tác thì mới được bổ nhiệm.
- Chuyển từ luật sư sang công chứng viên và ngược lại.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Theo đó thì luật sư đã hành nghề 05 trở lên sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng. Đồng nghĩa với việc khi một luật sư chuyển sang làm công chứng viên thì sẽ không cần phải tham giá khóa đào tạo công chứng.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Theo đó, công chứng viên chuyển sang làm luật sư không thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như công chứng viên muốn chuyển sang làm luật sự thì phải bắt đầu học tập từ đầu như cử nhân luật vừa ra trường.
- Thời gian đào tạo và tập sự của công chứng viên và luật sư
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Đào tạo nghề công chứng
…
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Đào tạo nghề luật sư
…
Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Luật Luật sư 2014 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
…
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Theo đó thì tổng thời gian đào tạo và tập sự của công chứng viên và luật sư đều là 24 tháng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, cá nhân chỉ cần vượt qua được tiêu chuẩn về đào tạo và tập sự thì có thể trở thành luật sư.
Còn đối với công chứng viên, dù cá nhân đã đáp ưng tiêu chuẩn về đào tạo và tập sự nhưng phải cần có ít nhất 05 năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật thì mới được bổ nhiệm công chứng viên.
Trên đây là những so sánh về quy định pháp luật của việc bổ nhiệm công chứng viên và trở thành luật sư.
Mọi người cần phải căn cứ vào định hướng, công việc mình muốn làm để xác định việc nên học công chứng viên hay là học luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?