Năng lực tiếng Việt bậc 5 phải đáp ứng được trình độ như thế nào đối với nghe, viết? Khung năng lực tiếng Việt có mấy bậc?
Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài có mấy bậc?
Căn cứ Mục II Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (viết tắt là KNLTV) được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp, Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:
Như vậy, Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài có 6 bậc tương đương với 6 bậc theo CEFR (Bậc 6 là bậc cao nhất)
Năng lực tiếng Việt bậc 5 phải đáp ứng được trình độ như thế nào đối với nghe, viết? Khung năng lực tiếng Việt có mấy bậc? (Hình từ Internet)
Khung năng lực tiếng Việt bậc 5 đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT Mô tả các kỹ năng nghe của Khung năng lực tiếng Việt bậc 5 để đánh giá kỹ năng nghe của người nước ngoài như sau:
(1) Mô tả chung về kỹ năng nghe
- Theo dõi và hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh.
- Theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện tự nhiên, linh hoạt giữa những người Việt.
- Theo dõi và hiểu được những cuộc thảo luận hay tranh luận trừu tượng.
- Hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng.
(2) Nghe hội thoại giữa những người Việt
Dễ dàng theo dõi được các cuộc thảo luận phức tạp trong nhóm người Việt về chủ đề khó, trừu tượng, không quen thuộc.
(3) Nghe trình bày và thảo luận
Theo dõi được tương đối dễ dàng hầu hết các bài giảng, các cuộc thảo luận.
(4) Nghe thông báo, hướng dẫn
- Hiểu những thông tin cụ thể từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu (như ở nhà ga, sân bay).
- Hiểu những thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn điều hành, thông số kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc.
(5) Nghe đài và xem truyền hình
Hiểu được chuỗi các đoạn ghi âm được phát thanh, bao gồm cả một số cách nói không đúng chuẩn; xác định được các chi tiết, bao gồm cả thái độ và mối quan hệ giữa những người nói.
Như vậy, để được lấy bằng năng lực tiếng Việt bậc 5 thì người dự thi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ năng nghe tiếng Việt như trên.
Khung năng lực tiếng Việt bậc 5 đánh giá kỹ năng Viết của người nước ngoài như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT mô tả các kỹ năng viết của Khung năng lực tiếng Việt bậc 5 để đánh giá kỹ năng viết của người nước ngoài như sau:
(1) Mô tả chung về kỹ năng viết
Viết được bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, biết làm nổi bật những ý quan trọng, biết mở rộng và củng cố quan điểm ở một số đoạn bằng những chứng cứ, ví dụ cụ thể và kết thúc bài viết với một kết luận phù hợp.
(2) Viết luận
Viết được những bài văn miêu tả mang tính sáng tạo rõ ràng, chi tiết với cấu trúc chặt chẽ, văn phong tự nhiên, có cá tính, phù hợp với độc giả.
(3) Viết báo cáo và tiểu luận
- Viết được bài bình luận rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh được những điểm quan trọng có liên quan.
- Có khả năng viết triển khai ý và củng cố quan điểm của mình ở một số đoạn với độ dài nhất định bằng những ý kiến, lý do và minh chứng cụ thể.
(4) Viết có tương tác
- Mô tả chung về viết có tương tác: Thể hiện được bản thân một cách rõ ràng, chính xác và linh hoạt với đối tượng nhận thông tin.
- Viết thư từ giao dịch: Thể hiện được bản thân một cách rõ ràng và chính xác trong các thư từ cá nhân, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả (thể hiện các mức độ cảm xúc, nói bóng gió và bông đùa).
- Ghi chép, nhắn tin, điền biểu mẫu: Ghi chép và viết được các thông báo rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ, công cụ liên kết trong văn bản.
(5) Xử lý văn bản
Tóm tắt được các văn bản dài và khó.
(6) Tiêu chí ngôn ngữ chung
Có vốn từ rộng, đủ để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng; thoải mái lựa chọn từ ngữ để trình bày theo cách phù hợp nhất.
(7) Vốn từ vựng
- Có vốn từ vựng rộng để khắc phục những cách diễn đạt dài dòng theo kiểu giải thích do thiếu từ thích hợp hoặc sử dụng lối diễn đạt khác.
- Hiểu thành ngữ và tục ngữ.
(8) Kiểm soát từ vựng
Có khả năng kiểm soát từ vựng tốt, đôi khi có những khiếm khuyết nhỏ nhưng không mắc lỗi nghiêm trọng trong việc sử dụng từ.
(9) Độ chính xác về ngữ pháp
Luôn có độ chính xác ngữ pháp cao, hiếm khi mắc lỗi; nếu có thì cũng khó phát hiện.
(10) Độ chính xác về chính tả
- Bố cục, phân đoạn và sử dụng dấu câu thống nhất và hợp lý.
- Viết đúng chính tả nhưng đôi chỗ còn lỗi nhỏ do không tập trung.
Như vậy, để được lấy bằng năng lực tiếng Việt bậc 5 thì người dự thi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ năng viết tiếng Việt theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT.
Nhìn chung, Tiếng Việt là ngôn ngữ khó và đòi hỏi người thi cần nắm bắt đa diện ngôn ngữ nếu muốn được đánh giá bậc 5 trong Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?