Nam nữ có được đăng ký kết hôn nếu có ông ngoại là anh em chú bác không? Kết hôn cận huyết bị phạt bao nhiêu?
Nam nữ có được đăng ký kết hôn nếu có ông ngoại là anh em chú bác không?
Căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
Dẫn chiếu đến Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích người có họ trong phạm vi ba đời như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
...
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp thì ông ngoại của chị gái bạn và ông của anh T có quan hệ con chú con bác thì chị bạn và anh T không được xem là người có họ trong phạm vi ba đời theo quy định của pháp luật.
Do đó chị của bạn và anh T hoàn toàn có quyền đăng ký kết hôn nếu thỏa các điều kiện được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và không thuộc các trường hợp cấm do luật định.
Nam nữ có được đăng ký kết hôn nếu có ông ngoại là anh em chú bác không? Kết hôn cận huyết bị phạt bao nhiêu? (hình từ Internet)
Nam nữ đăng ký kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời bị xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
Chiếu theo quy định này thì nam nữ đăng ký kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời hay còn gọi là kết hôn cận huyết sẽ có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cục trưởng Cục Hộ tịch có quyền xử phạt hành vi đăng ký kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời không?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Cục trưởng Cục Hộ tịch có quyền xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Đồng thời tại khoản 7 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
7. Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình;
c) Đình chỉ hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; các điểm a, b, c, đ, l, m và n khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo quy định trên thì mức xử phạt hành chính tối đa mà Cục trưởng Cục Hộ tịch được quyền xử phạt là 30.000.000 đồng (cao hơn mức tối đa có thể áp dụng đối với người có hành vi đăng ký kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời).
Như vậy, Cục trưởng Cục Hộ tịch có quyền xử phạt cá nhân có hành vi đăng ký kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?