Năm 2023, bị Covid-19 có phải cách ly nữa không? Thời gian cách ly khi bị Covid-19 mới nhất 2023?
Năm 2023, bị Covid-19 có phải cách ly nữa không?
Theo hướng dẫn tại mục 1.2 Công văn 1909/BYT-DP năm 2022 thì Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).
- Là người có triệu chứng lâm sàng (nêu tại điểm a, điểm c của mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
Và F0 phải thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế (Mục 2.1 Công văn 1909/BYT-DP).
Xem thêm:
>> Năm 2023, bị covid-19 có được hưởng BHXH? Mức hưởng bảo hiểm xã hội khi bị Covid-19 2023 thế nào?
Năm 2023, bị Covid-19 có phải cách ly nữa không? (Hình từ Internet)
Thời gian cách ly Covid-19 hiện nay là bao nhiêu ngày?
Theo hướng dẫn tại Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT năm 2022 thì thời gian cách ly Covid-19 hiện này đối với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.
Thuốc điều trị Covid-19 được dùng thế nào?
Bộ Y tế đã có hướng dẫn 02 loại thuốc điều trị COVID-19 là Remdesivir và Molnupiravir tại Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 27/02/2022 như sau:
Đối với thuốc Remdesivir
Thuốc Remdesivir chỉ định sử dụng đối với các trường hợp sau:
- Người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập
- Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).
- Với các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng remdesivir cho đủ liệu trình.
Đồng thời, chống chỉ định với:
- Người có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.
- Người bệnh có men gan ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường
(Theo hướng dẫn trước đây, trẻ em < 12 tuổi thuộc nhóm chống chỉ định sử dụng thuốc Remdesivir).
Lưu ý:
- Trẻ em < 12 tuổi thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em.
- Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Không khuyến cáo trừ trường hợp lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
- Theo dõi người bệnh trong thời gian truyền và trong vòng 1h sau truyền để phát hiện và xử trí kịp thời phản vệ và các phản ứng tiêm truyền (nếu có).
- Theo dõi tăng men gan trong quá trình sử dụng thuốc. Ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị.
- Chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR < 30mL/phút).
- Thông tin chi tiết thêm về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thời gian điều trị: 5 ngày, nếu không cải thiện về lâm sàng có thể điều trị thêm 5 ngày tiếp.
Đối với thuốc Molnupiravir
Thuốc Molnupiravir chỉ định sử dụng đối với các trường hợp sau:
- Dùng cho bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
- Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ điều trị.
Chống chỉ định với người quá mẫn với monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý:
- Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi do quan ngại nguy cơ độc tính trên thai nhi, trên xương, sụn của thuốc.
- Phụ nữ có khả năng mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và có hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.
- Phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong vòng 04 ngày sau khi sử dụng liều molnupiravir cuối cùng.
- Đối với nam giới trong độ tuổi sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều monulpiravir cuối cùng.
- Thông tin chi tiết về thuốc thực hiện theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được Bộ Y tế phê duyệt.
Thời gian điều trị: 5 ngày
Liều dùng: 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?