Năm 2022: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo của ngạch Chuyên viên chính, ngạch Chuyên viên thay đổi như thế nào trong Dự thảo mới?
- Khái niệm ngạch Chuyên viên chính, ngạch Chuyên viên?
- Ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên được thay đổi như thế nào trong năm 2022?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên được thay đổi như thế nào trong năm 2022?
Khái niệm ngạch Chuyên viên chính, ngạch Chuyên viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về ngạch Chuyên viên chính như sau:
“Điều 6. Ngạch Chuyên viên chính
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.”
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về ngạch Chuyên viên như sau:
“Điều 7. Ngạch Chuyên viên
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.”
Theo đó, ngạch Chuyên viên chính có mã số 01.002 sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78 và ngạch Chuyên viên có mã số 01.003 sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98 theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 2/2021/TT-BNV.
Ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của ngạch Chuyên viên chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng, hoàn thiện thể chế hoặc cơ chế quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao quản lý;
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức;
- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Nhiệm vụ của ngạch Chuyên viên được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV như sau:
- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực, địa phương; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
- Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, các công chức khác trong việc thực hiện công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao;
- Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ công tác;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;
- Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao.
Năm 2022: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo của ngạch Chuyên viên chính, ngạch Chuyên viên thay đổi như thế nào trong Dự thảo mới?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên được thay đổi như thế nào trong năm 2022?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN và khoản 3 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNV, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Chuyên viên chính được quy định như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
- Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác;
- Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Căn cứ khoản 5 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN và khoản 3 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch Chuyên viên được quy định như sau:
- Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác;
- Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, so với Thông tư 2/2021/TT-BVN, đối với cả hai vị trí Chuyên viên chính và Chuyên viên, Dự thảo đã sửa đổi tiêu chuẩn về kỹ năng sử ngoại ngữ từ trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam thành sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm. Dự thảo hướng tới thay đổi này sẽ phù hợp hơn đối với từng vị trí và từng cơ quan nhà nước khác nhau.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên được thay đổi như thế nào trong năm 2022?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN và khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch Chuyên viên chính được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 2/2021/TT-BVN và khoản 4 Điều 7 Thông tư 2/2021/TT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch Chuyên viên được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Như vậy, Dự thảo đã có một số thay đổi về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên. Theo đó, đối với từng cơ quan nhà nước khác nhau sẽ có quy định cụ thể về trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ đối với ngạch Chuyên viên chính và ngạch Chuyên viên tại cơ quan đó.
Tải về văn bản Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 2/2021/TT-BVN tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?