Năm 2022 thì thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức là bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?
Công chức là ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về cán bộ, công chức như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy bạn thấy rằng công chức là một công dân Việt Nam được thông qua hình thức tuyển dụng như bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí làm việc trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước và một số cơ quan tổ chức khác theo quy định. Bên cạnh đó công chức được trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Thời hạn giữ chức vụ của công chức
Phân loại công chức như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về phân loại công chức như sau:
“1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.”
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức là bao nhiêu năm?
Căn cứ, Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
“1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.”
Như vậy, đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là thì thời hạn giữ chức là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ra sao?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
“1. Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất.
2. Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm.
4. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
5. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ.
6. Công chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây nêu ngày Tết: Cây nêu có ý nghĩa gì? Sự tích cây nêu ngày Tết? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Cây nêu treo gì?
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?